Thanh niên Việt Cường tiên phong phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/5/2024 | 1:48:54 PM

YênBái - Bằng nhiều hình thức, hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Việt Cường, huyện Trấn Yên tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn, giúp hội viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Mô hình trồng chanh tứ thời của hội viên Phạm Văn Luân ở thôn 4, xã Việt Cường cho thu nhập ổn định.
Mô hình trồng chanh tứ thời của hội viên Phạm Văn Luân ở thôn 4, xã Việt Cường cho thu nhập ổn định.

Hội LHTN xã Việt Cường hiện có 14 chi hội trực thuộc với trên 220 hội viên. Trong nhiệm kỳ 2019-2024 vừa qua, Hội đã xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể triển khai hiệu quả các nội dung thực hiện Chương trình "Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch số 66 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về triển khai Chương trình "Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030”. 

Đồng thời, tập trung đẩy mạnh đổi mới công tác tuyên truyền và phương pháp tổ chức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về khởi nghiệp; hỗ trợ thanh niên chủ động tiếp cận với hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp trên cơ sở khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... 

Anh Dương Kim Sơn - Chủ tịch Hội LHTN xã Việt Cường cho biết: "Những năm gần đây, phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới mang lại hiệu quả; nhiều thanh niên năng động, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần giảm nghèo tại địa phương”. 

Theo đó, trên địa bàn xã hiện có 7 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ, điển hình như: mô hình trồng và chăm sóc quế của hội viên Hợp tác xã Lý Hữu Hoàng thôn 8A; mô hình nhôm kính của hội viên Hoàng Văn Thi, thôn 3A; mô hình nuôi don của hội viên Vũ Xuân Đoàn - Chi hội trưởng thôn 1; mô hình xưởng mộc của hội viên Hà Thanh Hòa, thôn 3B...

Những mô hình phát triển kinh tế trên bước đầu đã tạo việc làm tại chỗ cho bản thân và gia đình hội viên, giúp giải quyết việc làm cho 2 - 3 lao động địa phương và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại các thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và cơ hội làm giàu cho thanh niên. Thực hiện Chương trình "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Hội LHTN xã còn chủ động phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp trong hội viên, thanh niên.

Đồng thời, hướng dẫn và hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Tổng số dư nợ của Hội LHTN xã đến thời điểm hiện tại là trên 4,2 tỷ đồng. Hội duy trì, thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác "Thanh niên làm kinh tế”, "Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế”; tiếp tục quan tâm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho thanh niên trên địa bàn.

Để đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp trong nhiệm kỳ mới 2024-2029, Hội LHTN xã Việt Cường tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là các hoạt động hỗ trợ thanh niên nâng cao năng lực số nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể và các tổ chức cá nhân ở địa phương tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, đồng hành trong quá trình khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên phát triển năng lực về chuyển đổi số; khởi nghiệp trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi các ngành, nghề, lĩnh vực; hưởng ứng cuộc vận động "Thanh niên sáng tạo vì đất nước phát triển”; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực áp dụng chuyển đổi số cho thanh niên khởi nghiệp. 

Thông qua các mô hình, hình thức, Hội LHTN xã Việt Cường cùng các đoàn thể đã hỗ trợ thanh niên về kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề truyền thống... Chính điều này đã góp phần hình thành lớp thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ngọc Sơn

Tags Thanh niên Việt Thành mô hình vùng chè tre măng bát Độ miến đao

Các tin khác
Đến nay, Văn Yên đã kiên cố hóa mặt đường 47,6/50,633 km, bằng 94,2% khối lượng giao theo kế hoạch làm đường giao thông nông thôn đợt 1/2024.

Đến hết tháng 4/2024, tổng vốn đầu tư phát triển toàn huyện Văn Yên đạt 1.520/3.340 tỷ đồng, bằng 45,5% kế hoạch, tăng 37,2% so với cùng kỳ 2023.

Giá vàng SJC quay đầu giảm ngày thứ 3 liên tiếp sau khi lập đỉnh.

Sáng nay (13/5), giá vàng SJC tiếp đà giảm mạnh ngày thứ 3 liên tiếp. Thậm chí, có doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC lùi sâu về mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua Long Thành, Đồng Nai.

Việc đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam đang được Bộ GTVT tích cực triển khai, đảm bảo hoàn thành trong năm nay. Đối với 24 trạm do Bộ GTVT quản lý, có 21 trạm đã lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn thực hiện lập hồ sơ.

Thành viên Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên luôn tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về sản xuất sạch.

Với những tiêu chuẩn, yêu cầu đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn, trong số 237 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của tỉnh chỉ có 25 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao. Đây không chỉ là những sản phẩm mang đặc trưng, có chất lượng của địa phương mà còn có thương hiệu và xây dựng được thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục