Văn Chấn xây dựng Kế hoạch cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường

Văn Chấn phấn đấu năm 2024 sẽ có 98% cơ sở y tế trên địa bàn có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật. Trung tâm Y tế huyện, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện tiêu chí tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đảm bảo tối thiểu 90% đạt yêu cầu trong năm 2024 và 95% đạt yêu cầu từ năm 2025 đến 2030.
Đó là một phần trong Kế hoạch Cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Văn Chấn đến năm 2030 do UBND huyện Văn Chấn vừa xây dựng nhằm thực hiện Kế hoạch số 78 của UBND tỉnh Yên Bái về cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Theo Kế hoạch này, Văn Chấn sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao trách nhiệm, từng bước thay đổi hành vi trong công tác bảo vệ môi trường. 
Huyện tập trung cải thiện, nâng cao kết quả đánh giá về tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trong đó sẽ nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư mới trên địa bàn huyện; rà soát, đôn đốc, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn có phát sinh nước thải nếu vượt ngưỡng cho phép phải thực hiện đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải hiện có, nâng cấp, cải tạo hoặc đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định. 
Cùng với các chỉ tiêu về xử lý nước thải, chất thải nguy hại đã nêu trên, huyện sẽ tập trung thực hiện tiêu chí tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn; nâng cao tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường tại đô thị và tại nông thôn; nâng cao tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung; nâng cao tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tăng cường tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân và người dân thực hiện tốt các quy định Luật Lâm nghiệp và các quy định liên quan về công tác quản lý, bảo vệ rừng để thực hiện tiêu chí về tỷ lệ rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá. 
Cùng đó, nâng cao tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường; số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân và tiêu chí tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng đạt 100%. 
Huyện phấn đấu những chỉ số từng bước nâng cao kết quả đánh giá, trong đó UBND các xã sẽ lập dự án, phương án đóng cửa đối với các bãi chôn lấp rác thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống thông qua tuyên truyền về kết quả công tác bảo vệ môi trường và tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học để đánh giá sự hài lòng của người dân về môi trường sống, trong đó bảo đảm sự tham gia của người dân tại các khu vực đô thị, nông thôn, vùng thấp, vùng cao, bảo đảm tính khoa học, khách quan. 
Việc xây dựng kế hoạch, triển khai cải thiện Bộ tiêu chí PEPI theo kế hoạch của tỉnh Yên Bái sẽ góp phần cải thiện thứ hạng năm 2024 của tỉnh đạt tối thiểu là 50 trong bảng xếp hạng Chỉ số bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; từ năm 2025 đến năm 2030, đưa Yên Bái vào và duy trì ở thứ hạng từ 35 đến 40 trong bảng xếp hạng này. Đây là mục tiêu của Kế hoạch Cải thiện Bộ chỉ số PEPI của tỉnh Yên Bái đến năm 2030. 
Các chỉ tiêu tỉnh Yên Bái tập trung cải thiện, nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số trong thời gian tới gồm:
 (1) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn môi trường;
 (2) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
(3) Tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
(4) Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
(5) Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế có công trình, thiết bị, hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
(6) Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị;
(7) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;
(8) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn;
(9) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
(10) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung
(11) Tăng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh;
(12) Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
(13) Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp;
(14) Giảm mạnh diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá;
(15) Đầu tư các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị;
(16) Số lượng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật;
(17) Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường;
(18) Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân;
(19) Duy trì xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
– Từng bước nâng cao kết quả đánh giá các chỉ số gồm:
(1) Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh;
(2) Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo;
(3) Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo;
(4) Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với chất lượng môi trường sống.

Văn Dương

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Thành lập 2 tổ công tác hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Sở Nông nghiệp và Môi trường: Thành lập 2 tổ công tác hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai Trần Minh Sáng đã ký quyết định thành lập 2 tổ công tác chuyên trách nhằm hỗ trợ 99 xã, phường trên địa bàn thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định mới.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay

Ngân hàng UOB của Singgapore điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9%, lên mức 6,9%. Tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay ở mức khoảng 6,4%. Trong điều kiện này, dòng vốn FDI thực hiện dự kiến sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

fb yt zl tw