Kim ngạch xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm nay ước đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
|
|
Sầu riêng, chuối và thanh long là những sản phẩm chính đóng góp vào sự tăng trưởng. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất, chiếm tỷ trọng hơn 60%. Tiếp theo là Hàn Quốc và Mỹ.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả của Việt Nam cả năm nay có thể đạt 7 tỷ USD, mức cao kỷ lục từ trước tới nay nhờ nguồn cung dồi dào, nhu cầu tăng.
Đặc biệt một số loại trái cây như sầu riêng đã bước vào vụ thu hoạch chính; thanh long, dứa, dưa hấu, xoài, nhãn… sẽ góp phần tăng trưởng hơn nữa với thị trường Trung Quốc.
Vùng trồng sầu riêng lớn nhất Việt Nam hiện nay ở các tỉnh Tây nguyên sẽ vào mùa thu hoạch rộ trong tháng 9, tháng 10. Năm ngoái đây là giai đoạn xuất khẩu sầu riêng cao kỷ lục của Việt Nam do Thái Lan hết hàng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam. Đến nay đã cấp 7.558 mã số vùng trồng tại 56 tỉnh và 1.558 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…
Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngành theo dòi sát các loại cây ăn quả, đặc biệt đối với cây ăn quả chủ lực như thanh long, nhãn, sầu riêng, xoài, chôm chôm ở Đồng bằng sông Cửu Long để có chỉ đạo rải vụ phù hợp, tăng tỷ lệ sản phẩm có chứng nhận (an toàn, GAP). Đồng thời, rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có thị trường thuận lợi, đặc biệt là các thị trường lớn; xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến, thị trường.
(Theo VTV)
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước khi xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025, Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu, thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7.
Với phương châm: "Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, Agribank Trấn Yên đã triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
10 năm đi vào cuộc sống, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội (viết tắt là Chỉ thị 40) đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Chi nhánh tỉnh Yên Bái.