Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/7/2024 | 9:28:55 AM

Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký, có hiệu lực từ 26/7.

Thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là 3 năm, từ 1/7/2021 đến 30/6/2024. Danh mục điều tra sẽ gồm 28 mã.

Theo Bộ Công Thương, quyết định điều tra dựa trên hồ sơ yêu cầu do các công ty sản xuất trong nước nộp theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương cáo buộc các nhà sản xuất thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc đang bán phá giá sản phẩm này sang Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu, Cục Phòng vệ thương mại đã tiến hành xem xét, đề nghị bên yêu cầu bổ sung thông tin, làm rõ một số nội dung cáo buộc trong hồ sơ và tiến hành thẩm định theo quy định.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ yêu cầu, cơ quan điều tra đã tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Bên cạnh thông tin do các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp, cơ quan điều tra nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp sản xuất thép mạ và ống thép đang sử dụng thép cán nóng làm nguyên liệu.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá về mức độ bán phá giá; thiệt hại của ngành sản xuất thép cán nóng trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra khuyến khích các bên liên quan hợp tác cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của cơ quan điều tra để bảo đảm quyền lợi của mình.

Cơ quan điều tra sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, việc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ khi có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.

(Theo VTC News) 

Các tin khác
Giá vàng nhẫn tăng giảm liên tục theo giá vàng thế giới

Sáng nay (30/7), giá vàng nhẫn bất ngờ tăng nhẹ trở lại quanh mốc 77 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, người mua vàng nhẫn sau một tuần vẫn lỗ gần 2 triệu đồng/lượng.

Các hộ nuôi lợn ở xã Lâm Thượng dùng nước vôi khử trùng chuồng trại sau dịch.

UBND huyện Lục Yên vừa ban hành Quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Lâm Thượng.

Nhờ các chính sách thu hút đầu tư, Yên Bái đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư sản xuất kinh doanh.

Từ một tỉnh miền núi khó khăn, những năm gần đây Yên Bái trở thành địa chỉ tin cậy thu hút dòng vốn đầu tư tư nhân. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thủ tục hành chính thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào... là những yếu tố để Yên Bái tạo sức hấp dẫn với nhà đầu tư.

Gia đình ông Bàn Kim Định ở thôn Tháp Con, xã Viễn Sơn được hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết năm 2024.

Nhiệm kỳ qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên và ccas tổ chức thành viên đã có nhiều việc làm thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 37% năm 2019, xuống còn 6,42% năm 2023,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục