Nghị quyết 69 “tiếp sức” cho người chăn nuôi ở Túc Đán

Thực hiện Nghị quyết 69 không chỉ giúp nhân dân giải quyết một phần khó khăn về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi mà đây còn là động lực lớn về tinh thần, vật chất nhằm "tiếp sức” cho nhân dân Túc Đán thêm quyết tâm chuyển đổi, nâng cấp chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô hàng hoá tập trung.
Những năm qua, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đã "tiếp sức” cho đồng bào các dân tộc ở xã Túc Đán (Trạm Tấu) có điều kiện phát triển chăn nuôi, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Ông Vàng A Giàng - Chủ tịch UBND xã Túc Đán cho biết: Thực hiện NQ 69 không chỉ giúp nhân dân giải quyết một phần khó khăn về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi mà đây còn là động lực lớn về tinh thần, vật chất nhằm "tiếp sức” cho nhân dân ở xã thêm quyết tâm chuyển đổi, nâng cấp chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô hàng hoá tập trung mang lại hiệu quả cao. 
Với những quy định về điều kiện được thụ hưởng chính sách theo các mức cụ thể của từng loại hình chăn nuôi đã khuyến khích nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển, nâng cấp các mô hình chăn nuôi của gia đình từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa. 
Thực hiện NQ 69, trong 3 năm từ 2021 - 2023, toàn xã đã xây dựng được 23 mô hình của gia đình và 1 tổ hợp tác quy mô từ 20 con trâu, bò trở lên, góp phần quan trọng giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần”. 
Riêng năm 2024, nhân dân cũng đã đăng ký thực hiện 5 mô hình cá nhân và 4 tổ hợp tác chăn nuôi với 22 hộ dân tham gia gồm: 1 tổ hợp tác ở thôn Pa Khoang với 6 hộ tham gia; 1 tổ hợp tác thôn Tống Trong với 5 hộ tham gia và 2 tổ ở thôn Tống Ngoài với 11 hộ tham gia, góp phần lan tỏa mạnh mẽ phong trào phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Điển hình như hộ ông Vàng A Vảng, thôn Tống Trong với kinh tế chủ lực của gia đình chỉ dựa vào sản xuất lúa nên lương thực làm ra chỉ đủ ăn và một phần chăn nuôi, không có dư thừa nhiều để bán. Bởi vậy, để phát triển kinh tế, ông Vảng đã tích cực đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng thêm nhiều thu nhập. 
Với bản tính chăm chỉ, chịu khó tính toán làm ăn, năm 2022, ông Vảng đã mạnh dạn vay mượn thêm vốn để đầu tư xây dựng nâng cấp chuồng trại và mua thêm con giống về nuôi và đăng ký tham gia mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên/mô hình theo NQ 69. 
Ông Vàng A Vảng chia sẻ: "Sau hơn 2 năm thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò theo NQ 69, cùng với đảm bảo chuồng trại nuôi nhốt thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, chú trọng tiêm phòng dịch bệnh định kỳ, tôi còn dự trữ rơm khô, thức ăn tinh bột, trồng cỏ làm thức ăn xanh... đảm bảo phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi về mùa đông và những ngày thời tiết mưa bão. Nhờ đó, đàn gia súc của gia đình phát triển tốt, ngoài những con đạt trọng lượng gia đình đã xuất bán để trả hết số vốn đã vay ban đầu thì hiện gia đình vẫn duy trì tổng đàn 10 con để tiếp tục phát triển”. 
Ông Mùa A Của, thôn Háng Tầu cũng phấn khởi chia sẻ: Cuộc sống ở vùng cao rất khó khăn, không biết buôn bán, cũng không có những loại cây trồng gì hiệu quả cao để trồng phát triển kinh tế nên ngoài trồng lúa đảm bảo lương thực ăn thì tôi chủ yếu chăn nuôi đại gia súc. Trước đây, gia đình chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để tận dụng sức cày kéo, chứ hiệu quả kinh tế không cao. 
"Bởi vậy, với động lực của NQ 69, năm 2024 tôi đã quyết tâm vay mượn thêm vốn từ anh em đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên/mô hình. Đồng thời, tôi cũng đã tiến hành trồng thêm một mảnh cỏ voi nữa. Hiện, mô hình của gia đình đang chuẩn bị hoàn thành các khâu đoạn để đi vào hoạt động, tạo việc làm đều cho lao động của gia đình và tăng thêm nguồn thu trong những năm tới” - ông Của nói. 
Nhờ động lực "tiếp sức” từ NQ 69 đã giúp xã Túc Đán duy trì và phát triển mạnh chăn nuôi trong những năm gần đây. Hết 6 tháng đầu năm 2024, tổng đàn gia súc chính của xã phát triển được 4.340 con, đạt trên 90% kế hoạch năm 2024 với trên 1.320 con trâu, 360 con bò, 2.650 con lợn cùng với trên 870 con dê, ngựa và hàng chục nghìn con gia cầm các loại đã góp phần quan trọng giúp bà con cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Châu Á

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw