Quy định mới về cổ phần hóa

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là hướng dẫn mới nhất về cổ phần hóa thay thế cho Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo quy định tại nghị định mới, đối tượng cổ phần hóa đã được mở rộng thêm rất nhiều bao gồm các đối tượng công ty nhà nước độc lập; công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; tổng công ty nhà nước bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước; công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ...

Theo nghị định mới, điều kiện để CPH là DN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Về phương thức bán cổ phần lần đầu cũng được mở rộng. Ngoài việc thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai còn cho phép bảo lãnh phát hành, thoả thuận trực tiếp và tuỳ theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa xác định phương thức bán cổ phần một cách phù hợp.

Về cơ cấu vốn cổ phần sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng, ngoài cổ phần Nhà nước nắm giữ (tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ thực hiện theo quy định) thì cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ. Riêng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoặc hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Nghị định cũng quy định cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp không quá 3% vốn điều lệ. Đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc.

Các doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa trước ngày nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo phương án được duyệt. Việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được tiến hành theo nghị định mới và các quy định có liên quan đến lĩnh vực quản lý ngân hàng và đề án cổ phần hóa được phê duyệt. 

(Theo VietNamNet)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng từ giống lúa thuần thảo dược

Triển vọng từ giống lúa thuần thảo dược

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng thực phẩm vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe đang trở thành xu hướng tất yếu. Nắm bắt điều đó, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã tiên phong thực hiện hướng đi mới trong chọn tạo giống lúa - gạo theo hướng thảo dược, đáp ứng cả nhu cầu dinh dưỡng và thích ứng với điều kiện canh tác vùng cao. Một trong những kết quả nổi bật của hướng nghiên cứu này là giống lúa thuần chất lượng cao LC26.

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

"Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room tín dụng, cạnh tranh sẽ được kích hoạt”, ông Nguyễn Tú Anh - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho hay. 

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu vực kinh tế do Nhà nước nắm giữ trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển bền vững.

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước phục hồi mạnh mẽ, thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong 6 tháng đầu năm nay.

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng khí hậu, thời trang bền vững đang mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam. Từ những xưởng may quy mô nhỏ đến những tập đoàn lớn, nhiều sáng kiến thiết thực đang góp phần xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, bảo vệ môi trường và nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Sau hợp nhất, xã Y Tý (Lào Cai) sở hữu những tiềm năng và lợi thế vượt trội về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc giàu bản sắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nông nghiệp ôn đới. Với không gian mở rộng, Y Tý có nhiều dư địa để thu hút thêm nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 5552/BCT-TCCB ngày 25/7 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký về việc thực hiện Kết luận số 178-KL/TW ngày 17 tháng 7 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính hai cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương rà soát, đánh giá và xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

fb yt zl tw