Lục Yên phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân huyện Lục yên chủ động lựa chọn những tổ hội nghề nghiệp, mô hình, dự án có tính khả thi để triển khai, thực hiện. Đặc biệt, ưu tiên các tổ hội nghề nghiệp trồng những cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến thăm mô hình trồng cây giang lấy lá của gia đình ông Phùng Kim Tiến ở thôn Hàm Rồng xã An Lạc được biết, sau khi tìm hiểu về loài cây này ở xã Xuân Giang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho hiệu quả kinh tế khá, từ đầu năm 2023 ông Tiến mạnh dạn vay vốn trồng thử nghiệm hơn 1.500 gốc trên diện tích gần 5 ha. Đến nay, sau 1 năm diện tích cây giang phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch. 
Ông Tiến chia sẻ: "Cây giang rất dễ trồng, mất ít công chăm sóc, đầu tư không nhiều mà lợi nhuận lại cao. Chỉ sau 1 năm trồng, chăm sóc cây giang phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu đã cho thu hoạch lá, hiện tại giá bán trung bình là 12.000 - 15.000 đồng/kg lá. Mức thu nhập này khá cao so với các cây trồng nông nghiệp khác…”. 
Được biết, là loại cây thuộc họ nhà tre, lá giang sau khi sấy khô được xuất khẩu làm nguyên liệu chế tác hàng thủ công mỹ nghệ như túi, hộp đựng đồ. Sau 1 năm cây giang cho thu hoạch lá từ 3- 4 lần/năm, năng suất tăng dần sau mỗi lần hái lá từ 2 đến 5 kg/gốc và từ năm thứ 2 trở đi mỗi gốc giang sẽ cho thu hái khoảng 9-10 kg trở lên. Không chỉ có thu nhập từ việc thu hái lá giang, gia đình ông Tiến còn được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, khi cây giang đủ tiêu chí khép tán thành rừng theo quy định. 
Ông Triệu Ngọc Hướng - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã An Lạc cho biết: "Qua thực tế, nhu cầu và nguyện vọng của hội viên nông dân, năm 2024 Hội đã đề xuất với HND huyện cho cho 5 hộ hội viên triển khai mô hình trồng cây giang lấy lá được vay vốn từ Quỹ HTND với số tiền 100 triệu đồng, trong thời gian 36 tháng. Từ đó các hộ có thêm nguồn vốn đầu tư mua phân bón, cây giống, mở rộng diện tích trồng, hướng tới thành lập Tổ hội trồng giang để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch…”. 
Nguồn vốn vay tuy không nhiều, nhưng thực tế đã giúp hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động. Qua đó, thu hút nông dân tham gia vào tổ chức Hội, làm nòng cốt cho phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, HND huyện phối hợp với Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh tổ chức giải ngân Dự án "Chế tác đá mỹ nghệ” tại xã An Phú cho 10 hội viên vay vốn với tổng số vốn vay 500 triệu đồng. Tổ chức giải ngân 360 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND cấp huyện cho 12 hộ vay thực hiện 4 dự án trồng trọt và chăn nuôi. 
Tổng nguồn vốn quỹ HTND các cấp của huyện Lục Yên là trên 5,8 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ nguồn vốn từ quỹ Trung ương là 1 tỷ đồng cho 20 hộ vay thực hiện 2 dự án; từ quỹ tỉnh là gần 3 tỷ đồng cho 59 hộ vay thực hiện 7 dự án và từ quỹ HTND huyện là gần 2 tỷ đồng cho 73 hộ vay thực hiện 22 dự án.
Bà Lương Vân Hường - Chủ tịch HND huyện Lục Yên cho biết: Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội chủ động lựa chọn những tổ hội nghề nghiệp, mô hình, dự án có tính khả thi để triển khai, thực hiện. Đặc biệt, ưu tiên các tổ hội nghề nghiệp trồng những cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, hỗ trợ vốn vay cho những hộ có tinh thần trách nhiệm, có nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn vay. Hội cũng thường xuyên phối hợp các ban, ngành liên quan mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên nông dân. 
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của hội viên để bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Thời gian tới, HND huyện tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, dự án vay vốn; tập trung vốn cho các tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, các mô hình vừa sản xuất, kinh doanh kết hợp với du lịch, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu thụ nông sản...
Vũ Đồng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

fb yt zl tw