Nông dân Yên Bái nỗ lực tái đàn đáp ứng nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Khôi phục sản xuất sau bão số 3, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang nỗ lực tái đàn, tích cực chăm sóc và tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi để đáp ứng nguồn cung thực phẩm tươi sống dịp tết.
Là một trong những hộ chăn nuôi bị thiệt hại toàn bộ đàn nuôi 5 con lợn thịt và 2 con lợn nái do cơn bão số 3 tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, đến nay gia đình bà Trần Thị Loan đã khôi phục đàn lợn để kịp xuất bán vào dịp Tết. Hiện, gia đình bà Loan đang có trên 10 con lợn thịt và 3 con lợn nái. Việc tăng số lượng tái đàn sẽ giúp bà bù lại phần nào số thiệt hại từ lúa, hoa màu của gia đình đã mất trắng do bão.
Sau bão cũng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnhtrên đàn vật nuôi. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn, gia đình bàLoan luôn chú trọng vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng, chăm sóc thú y. Nhờ đó,đàn lợn của gia đình bà khỏe mạnh, lớn nhanh. Mới đây, bà đã xuất bán 3 con lợngiống với giá trên 2 triệu đồng/con.

Bà Loan cho biết: "Gia đình đang tích cực chăm sóc để kịpxuất đàn lợn này vào dịp Tết Nguyên đán. Tôi cho lợn ăn cám ngô với bỗng rượuvà thêm cám hạt để lợn nhanh lớn. Gia đình cũng đang nuôi vài con lợn nái để lấygiống nuôi gối ngay sau khi xuất bán đàn lợn này”.

Cũng giống gia đình bà Loan, ngay sau hoàn lưu bão số 3 điqua, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền, thôn Thịnh Bình, xã Quy Mông, huyện TrấnYên đã khẩn trương vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh trước khi tái đànđể cung cấp thịt hơi dịp trước và sau Tết.

Ông Quyền cho biết: "Để duy trì được đàn lợn thì yếu tốđảm bảo vệ sinh thú y rất quan trọng. Chính vì vậy, ngay sau bão, gia đình tôiđã tập trung dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại và nhập thêm con giống nuôi để kịp thờicung cấp cho thị trường vào đúng dịp Tết nguyên đán".

Ông Lê Văn Luyện - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện Trấn Yên cho biết: Hoàn lưu bão số 3 đã làm trôi, làm chết 222nghìn vật nuôi, trong đó đa số là gia cầm ở 18/21 xã, thị trấn. Các địa phươngbị thiệt hại nặng là: Việt Thành, Minh Quán, Cường Thịnh, Báo Đáp, thị trấn CổPhúc… Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống người chăn nuôi và nhu cầuthịt hơi trên thị trường.

"Để nhanh chóng phục hồi đàn vật nuôi, ngành nông nghiệphuyện đã tăng cường cán bộ xuống cơ sở rà soát, kiểm kê, đánh giá và hướng dẫncác biện pháp kỹ thuật giúp người dân nhanh chóng tái đàn, phục vụ nhu cầu thựcphẩm dịp Tết. Đặc biệt, ngành chức năng cũng khuyến cáo người chăn nuôi cần lựachọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uytín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quyđịnh; không tái đàn khi chưa đảm bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh”, ôngLuyện chia sẻ.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn tỉnh thiệt hại gần 8.750con gia súc và 327.450 con gia cầm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại thiệthại ước tính trên 1.420 tấn; trong đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn giasúc chính trên 842 tấn.

Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống trong dịp tết Nguyênđán Ất Tỵ, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng phương án khôi phục sản xuất saubão số 3, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Đến nay, đàn lợn đã khôi phục được10.080 con, đạt 102,7 % kế hoạch; đàn gia cầm khôi phục được 424.800 con, đạt103,7% kế hoạch; đàn trâu, bò đã phát triển được 480 con, đạt 816% so với sốthiệt hại.

"Qua đánh giá, lĩnh vực chăn nuôi đã hoàn thành vượt mứcso với phương án khôi phục sản xuất sau ảnh hưởng của bão số 3 và bù đắp giá trịcho thiệt hại từ lĩnh vực trồng trọt của ngành nông nghiệp ”, ông Đàm Duy Đức -Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết. 

Theo số liệu thống kê, tổng đàn gia súc chính trên địa bàntoàn tỉnh đến nay ước đạt 883.410 con, đạt 101,3% kế hoạch, trong đó đàn trâu101.970 con, đàn bò trên 44.475 con, đàn lợn trên 736.960 con. Tổng đàn gia cầmước đạt trên 7,8 triệu con, đạt 103% kế hoạch. Sản lượng thịt hơi xuất chuồngcác loại ước đạt 75.880 tấn.

Nhu cầu thực phẩm từ nay đến cuối năm sẽ tăng, nhiều hộ chănnuôi đang tập trung tái đàn và nâng số lượng đàn vật nuôi. Chính vì vậy, đểngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm dịp cuối năm, Chicục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thời gian này đang tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫnngười chăn nuôi các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi, nhất là sửa chữachuồng trại đảm bảo đủ ấm cho đàn gia súc, dự trữ thức ăn, tiêm phòng để đềphòng dịch bệnh phát sinh.

"Chúng tôi đã chỉ đạo cán bộ thú y cơ sở tăng cườngcông tác giám sát dịch bệnh, đặc biệt đối với các dịch bệnh nguy hiểm như cúmgia cầm; lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi nhằm phát hiện kịp thời vànhanh chóng dập tắt. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã thường xuyên phun thuốctiêu độc khử trùng chuồng trại, các cơ sở giết mổ tập trung; phối hợp với cáccơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngườidân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc,gia cầm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong dịp tết” - ông Đức cho biết.

Được biết, năm 2024, theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái, ngân sách tỉnh đã bố trí gần 49 tỷ đồng hỗ trợnông dân phát triển chăn nuôi. Cụ thể, tỉnh đã hỗ trợ 27 dự án liên kết sản xuấttheo chuỗi giá trị; hỗ trợ 1.070 cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuấthàng hóa đặc sản hữu cơ; hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 20 con trở lên(mua mới 1.181 con trâu, bò); hỗ trợ 4.500 liều phối cải tạo đàn trâu, bò bằngphương pháp thụ tinh nhân tạo. Đã phối giống cho trâu, bò cái sinh sản2.001/4.500 liều, đạt 44,4% kế hoạch.

Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw