Các quy định mới về điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm, cát biển

Nhiều quy định mới liên quan đến kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, khoáng sản cát biển sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2025.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá khoáng sản đất hiếm
Theo Thông tư số 21/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, công nghệ GeoAI là công nghệ ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo trong các công tác tổng hợp, phân tích dữ liệu địa chất.
Công nghệ này được khuyến khích áp dụng trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm. Yêu cầu chung về việc ứng dụng công nghệ GeoAI như sau: Công nghệ AI phải đảm bảo tính bảo mật về tài liệu nguyên thủy; Thông tin dữ liệu đầu vào gồm cấu trúc địa chất, thông tin về địa chất, mặt cắt địa chất, số liệu địa hóa, địa vật lý, các công trình khoan, các điểm mỏ khoáng sản, địa chất thủy văn, môi trường và các dữ liệu liên quan khác (nếu cần thiết); Kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá mức độ tin cậy.
Cũng theo Thông tư số 21/2024/TT-BTNMT, nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm gồm: Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được; luận chứng, xác định mạng lưới, phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc phục vụ đánh giá khoáng sản đất hiếm; Công tác trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý, công trình khai đảo, khoan;
Lộ trình khảo sát thực địa theo tuyến kết hợp với đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất tại các khu vực có triển vọng đất hiếm đã được lựa chọn; Đo gamma công trình, gamma mẫu lõi khoan và địa vật lý lỗ khoan nhằm khoanh định quy mô, kích thước các thân quặng đất hiếm trong các công trình khai đào, vị trí thân quặng trong lỗ khoan, xác định các vị trí lấy mẫu phân tích;
Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng), khoan; Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan để phân tích, xác định hàm lượng đất hiếm; Lấy và phân tích mẫu kỹ thuật; Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm; Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để khoanh định diện phân bố của đất hiếm đủ điều kiện tính tài nguyên; Khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển sang thăm dò; Công tác địa chất môi trường…
Trình tự điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển
Theo Thông tư số 32/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển, trình tự điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển được chia thành hai giai đoạn: Điều tra tài nguyên khoáng sản cát biển nhằm dự báo tài nguyên cấp 334a và khoanh định các khu vực có triển vọng để chuyển sang giai đoạn đánh giá; Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển nhằm làm rõ quy mô, chất lượng khoáng sản cát biển, tính tài nguyên cấp 333, cấp 222 và khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển giao thăm dò, khai thác.
Nội dung điều tra tài nguyên khoáng sản cát biển gồm: Công tác văn phòng trước thực địa; Công tác trắc địa; Công tác địa vật lý; Đo địa chấn nông phân giải cao; Đo sonar quét sườn; Công tác địa chất Thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ phân vùng triển vọng và dự báo tài nguyên cấp 334a tỷ lệ 1:50.000; Thi công công trình điều tra, lấy mẫu trong công trình điều tra; Lấy, gia công và phân tích mẫu; Tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên cấp 334a, khoanh định, đề xuất các khu vực có triển vọng.
Trong đó, công tác văn phòng trước thực địa gồm các bước như: Thu thập các tài liệu về địa chất, khoáng sản, môi trường, địa chất công trình, hải văn và các tài liệu liên quan khác; Tổng hợp, xử lý, phân tích, dự kiến các khu vực có khoáng sản cát biển dựa trên các tiền đề, dấu hiệu địa chất, địa vật lý.
Cũng theo Thông tư số 32/2024/TT-BTNMT, khi lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển phải thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu như: Thu thập, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, điều tra địa chất, khoáng sản, môi trường khu vực điều tra, đánh giá; Thu thập các tài liệu về đặc điểm địa hình, địa mạo, độ sâu đáy biển; đặc điểm khí hậu, chế độ thủy, hải văn khu vực điều tra, đánh giá; Thu thập tài liệu về đặc điểm kinh tế, nhân văn; cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường ven biển; mạng lưới giao thông thủy, bộ có liên quan khu vực điều tra, đánh giá;
Tổng hợp, xử lý tài liệu, khoanh định dự kiến các khu vực có triển vọng để điều tra, đánh giá; Khảo sát sơ bộ xác định bổ sung điều kiện thi công đề án; Phân tích, tổng hợp các tài liệu, thành lập sơ đồ hiện trạng khu vực điều tra, đánh giá, sơ đồ địa chất và khoáng sản, sơ đồ dự kiến các khu vực điều tra, đánh giá, sơ đồ dự kiến bố trí công trình các khu vực điều tra, đánh giá.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw