Trước khi sáp nhập tỉnh thành, thu ngân sách của các địa phương ra sao?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/3/2025 | 2:50:06 PM

Có 22 tỉnh đóng góp số thu ngân sách nhà nước vượt mức trên 20.000 tỉ đồng, còn lại đều ở mức trên dưới 10.000 tỉ đồng, cá biệt có tỉnh có số thu chưa đầy 1.000 tỉ đồng.

Địa phương có các nhà máy sản xuất công nghiệp đều có thu ngân sách ở mức cao
Địa phương có các nhà máy sản xuất công nghiệp đều có thu ngân sách ở mức cao

Nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội, đặc biệt là mức thu ngân sách của các tỉnh, thành phố cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm vùng miền và địa phương.

Địa phương thu ngân sách cao nằm ở những vùng nào?

Trong đó, nhóm các vùng có mức thu ngân sách khá cao, đồng đều từ trên 30.000 tỉ đồng trở lên tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Các địa phương có mức thu ngân sách khá nằm ở các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với mức thu từ 10.000 - 60.000 tỉ đồng.

Các tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có mức thu khá thấp, chủ yếu dưới 10.000 tỉ đồng.

Thống kê của phóng viên báo chí cho hay chỉ có 22 tỉnh có mức thu ngân sách từ 20.000 tỉ đồng trở lên; 16 tỉnh có mức thu từ 10.000 - dưới 20.000 tỉ đồng. Còn lại có tới 25 tỉnh có mức thu dưới 10.000 tỉ đồng, trong số này có 13 tỉnh có mức thu dưới 5.000 tỉ đồng.

Hà Nội và TP.HCM có số thu ngân sách lớn nhất, mỗi tỉnh hơn 500.000 tỉ đồng, chiếm tới hơn 50% tổng thu ngân sách của cả nước. Chênh lệch giữa tỉnh có số thu thấp là Bắc Kạn (930 tỉ đồng) với các tỉnh có số thu lớn nhất tới hơn 500 lần.

25 tỉnh có mức thu dưới 10.000 tỉ đồng

Điểm đáng chú ý, những địa phương có số thu ngân sách ở mức cao chủ yếu là các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... Đó cũng là những địa phương có các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của cả nước.

Đơn cử, Bà Rịa - Vũng Tàu có số thu ngân sách đứng thứ 4, là nơi tập trung các dự án về năng lượng, dầu khí; Bình Dương, Đồng Nai là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp; Thanh Hóa với điểm nhấn là Khu kinh tế Nghi Sơn và nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn; Quảng Ngãi có nhà máy lọc dầu Dung Quất, gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Với một số địa phương có sự đầu tư lớn của các tập đoàn đa quốc gia hoặc tư nhân, ví dụ tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên có nhà máy của Samsung, Quảng Nam có tổ hợp sản xuất ô tô của Thaco - Trường Hải, Ninh Bình hay Khánh Hòa là những địa chỉ thu hút khách du lịch...

Trong năm 2024, tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn ước cả năm với mức cao nhất trong top 5 là Bắc Giang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Lai Châu; 5 tỉnh có mức tăng trưởng thấp nhất là Đắk Nông, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xét về quy mô kinh tế (GRDP), top 5 địa phương có quy mô kinh tế (GRDP) lớn nhất cả nước trong 2024 bao gồm TP.HCM (1,78 triệu tỉ đồng), Hà Nội (1,43 triệu tỉ đồng), Bình Dương (520.205 tỉ đồng), Đồng Nai (493.819 tỉ đồng) và Hải Phòng (445.995 tỉ đồng).

Ngày 9-3 tới, Đảng ủy Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị về đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để cho chủ trương, trước khi xin ý kiến các cấp ủy, tổ chức đảng.

Tại cuộc họp ngày 5-3 của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì liên quan tới đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển...

(Theo TTO)

Các tin khác
Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam làm tốt công tác giải quyết việc làm và liên kết chuỗi giá trị ở Trấn Yên.

Năm 2025, huyện Trấn Yên phấn đấu giải quyết việc làm cho 2.400 lao động, tuyển mới đào tạo nghề cho 2.800 lao động; tích cực triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động, phấn đấu năm 2025 xuất khẩu 170 lao động của huyện Trấn Yên đi làm việc ở nước ngoài.

Thành viên Hợp tác xã Lũng Lô, xã Thượng Bằng La chăm sóc vườn cây dược liệu theo hướng hữu cơ.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Bắt nhịp xu thế chung, thời gian qua tỉnh Yên Bái đã chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, khẳng định vị thế, nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế đối với các sản phẩm nông sản của tỉnh.

Người dân vùng chuyên canh xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái nhanh chóng khôi phục sản xuất sau thiệt hại của cơn bão số 3.

Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt với địa phương miền núi như Yên Bái. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng nghiêm trọng, nông nghiệp Yên Bái đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thay đổi tất yếu về nhiệt độ, lượng mưa, sự xuyên suốt các hiện tượng thời tiết cực đoan đang đặt ra yêu cầu bức thiết về việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trước những thách thức đó, Yên Bái đã và đang đi đầu trong việc thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng và bền vững.

Nông dân huyện Lục Yên tích cực tái đàn, phòng dịch.

Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, năm 2024 gây ra, người chăn nuôi tại Yên Bái đang đón nhận tin vui khi giá lợn hơi trên thị trường tăng cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể và khích lệ tinh thần tái đàn, phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, người dân cũng cần cẩn trọng trong việc tái đàn, thực hiện các biện pháp phòng dịch và bảo đảm an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục