Văn Chấn khóa chặt “giặc lửa” mùa khô

Mùa khô khắc nghiệt đang đặt những cánh rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất tại Văn Chấn trước nguy cơ cháy rừng cao độ. Thời tiết khô hanh, gió Lào nóng rát cùng với hoạt động đốt nương làm rẫy thiếu kiểm soát của người dân làm gia tăng nguy cơ cháy rừng. Không để “giặc lửa” lấn át, chính quyền và người dân nơi đây đã triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt để bảo vệ màu xanh của rừng.
Nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn sở hữu 75.600 ha diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp; trong đó, có trên 42.000 ha rừng tự nhiên, trên 24.700 ha rừng trồng phân bố trên địa bàn 24 xã, thị trấn với 15 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện, vào mùa khô, gần 1/3 diện tích rừng của huyện đang ở mức cảnh báo cháy cấp IV, cấp V là mức độ đặc biệt nguy hiểm. Không chỉ thời tiết, áp lực bảo vệ rừng còn đến từ tình trạng phát, phá rừng lấy đất trồng quế, chè và khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. 
Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn chia sẻ: "Chúng tôi xác định mùa khô sẽ có nhiều thách thức. Ngoài yếu tố thời tiết cực đoan, công tác bảo vệ rừng vẫn gặp khó khăn do lực lượng kiểm lâm mỏng, kinh phí hạn chế. Đặc biệt, ý thức của một bộ phận người dân về bảo vệ rừng chưa cao, vẫn còn tình trạng đốt nương làm rẫy không kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ cháy lan rộng”. 
Trước những thách thức trên, Văn Chấn đã triển khai đồng bộ các giải pháp, kết hợp giữa công nghệ hiện đại và sức mạnh cộng đồng. Hệ thống giám sát cháy rừng hoạt động 24/7, sử dụng công nghệ FireWatch để theo dõi các điểm phát nhiệt (hotspots) và cảnh báo sớm nguy cơ cháy. Tại các thôn, bản thành lập 213 tổ đội xung kích phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với hơn 2.300 thành viên được trang bị đầy đủ phương tiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Tỷ lệ 99,76% số hộ gia đình tham gia ký cam kết là minh chứng cho sự đồng lòng của người dân trong công tác bảo vệ rừng. 
Huyện cũng đã tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn, giúp lực lượng tại chỗ nâng cao kỹ năng xử lý tình huống. Bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền và lực lượng chức năng, người dân địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màu xanh của rừng. Nhằm gắn lợi ích kinh tế với công tác bảo vệ rừng, huyện đã triển khai khoán bảo vệ rừng trên 34.390 ha, giúp người dân hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). 
Tính riêng trong năm 2024, số tiền chi trả DVMTR lên tới 10,39 tỷ đồng đã tạo nguồn thu ổn định cho nhiều hộ gia đình. Mô hình trồng dược liệu, khai thác tre Bát độ, trồng quế bền vững không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giảm áp lực khai thác rừng tự nhiên. 
Ông Bàn Tiến Lâm, một hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại xã Nậm Lành cho biết: "Nhờ chính sách khoán bảo vệ rừng nên gia đình tôi có thêm nguồn thu nhập từ tiền chi trả DVMTR. Bây giờ, chúng tôi hiểu rằng giữ rừng là giữ nguồn sống của chính mình”. 
Nhờ nỗ lực của chính quyền và nhân dân, công tác bảo vệ rừng và PCCCR tại Văn Chấn đang có những chuyển biến tích cực: không có vụ cháy rừng lớn xảy ra trong mùa khô; nhận thức của người dân về bảo vệ rừng được nâng cao, tỷ lệ ký cam kết đạt mức gần tuyệt đối. 
Công tác phối hợp giữa các đơn vị kiểm lâm, chính quyền địa phương và cộng đồng ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng. Đồng thời, cần tăng cường đầu tư cho lực lượng kiểm lâm, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân. 
Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện khẳng định: "Chúng tôi quyết tâm không để xảy ra bất kỳ vụ cháy rừng lớn nào trong mùa khô này. Để đạt được mục tiêu đó, cần có sự chung tay của cả cộng đồng bằng những hành động cụ thể nhất: không đốt nương bừa bãi, không khai thác rừng trái phép và sẵn sàng hỗ trợ khi có sự cố xảy ra”.
Những cánh rừng xanh ngút ngàn trên địa bàn huyện Văn Chấn vẫn đang ngày đêm được bảo vệ với sự chung tay của cả cộng đồng. Đó không chỉ là bảo vệ màu xanh của rừng mà còn là giữ gìn nguồn sống quý giá cho muôn đời sau.
Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

fb yt zl tw