Ông Bùi Mạnh Cường thu nhập cao từ trồng bưởi

Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, ông Bùi Mạnh Cường ở thôn Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã trở thành điển hình phát triển kinh tế của địa phương với mô hình trồng cây ăn quả có kết hợp với trồng rừng, chăn nuôi cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hán Đà nhưng ông Cường đã bôn ba khắp nơi để gây dựng cuộc sống. Gom nhặt vốn liếng, ông trở về quê mua diện tích đồi gò của các hộ dân trong thôn để cải tạo trồng rừng. Có đến đâu làm đến đó, sẵn có máy xúc nên chỗ nào khó là ông lại san gạt, cải tạo để trồng cây, từ 1 ha ban đầu tăng dần lên hơn 4 ha. Với diện tích hơn 4 ha, chỗ trũng ông cải tạo làm ao thả cả, trồng thêm các cây lương thực ngắn ngày để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; diện tích đồi gò cao tập trung trồng cây lâm nghiệm, nhờ đó có thêm thu nhập đáng kể.
Khi đi làm máy xúc ở các địa phương khác, nhận thấy cây bưởi có hiệu quả kinh tế cao, sau khi tìm hiểu thực tế các hộ dân trong vùng, nhiều hộ trong thôn thành công với loại cây trồng này, năm 2015, ông dồn vốn liếng, cải tạo diện tích đất chân đồi thấp để trồng 200 gốc bưởi. 
Ông lựa chọn các loại bưởi: Thanh Hà, da xanh, Hòa Bình, Cát Quế vì đây là các giống bưởi quả to, chất lượng, mẫu mã đẹp, phục vụ tốt thị trường cuối năm. Đến năm 2018, những diện tích này đã bắt đầu ra quả, vụ đầu tiên ông thu về 30 triệu đồng và tiếp tục cải tạo diện tích đồi gò để mở rộng diện tích. Có 600 gốc bưởi, ông thu về gần 700 triệu đồng năm 2024. 
Ông Cường cho biết: "Vì đất đồi gò cằn cỗi nên trước khi trồng, tôi đã tìm hiểu kỹ cách chăm sóc và tập trung cải tạo đất bằng các loại phân hữu cơ nên cây bưởi phát triển khá tốt. Nếu chăm sóc tốt, mỗi cây sẽ cho thu hoạch 2 - 3 tạ quả/vụ là chuyện bình thường. Thời điểm thu hoạch vào tháng 11, 12 Âm lịch hàng năm, tôi bán rất tốt trong dịp tết Nguyên đán”. 
Để chất lượng quả bưởi ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường, ông tuyệt đối không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Sẵn có nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, ông mua thêm chế phẩm sinh học và các phụ phẩm nông nghiệp ủ để bón cho cây. 
Ông Cường chia sẻ thêm: "Nếu sử dụng phân bón vô cơ lâu dần sẽ làm đất mất độ tơi xốp, không thấm nước, cây trồng sẽ dần thoái hóa và chất lượng quả cũng không ngon. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nguồn nước và không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như cho gia đình. Khi cây ra hoa, kết trái, tôi sử dụng chế phẩm sinh học để phun cho toàn bộ diện tích nên tỷ lệ đậu quả khá cao, năm nào cũng phải tỉa bớt quả vì cây quá sai sẽ làm gẫy cành và quả sẽ không được đều nhau”. 
Sau nhiều năm phát triển mô hình, ông Cường đang tập trung sản xuất mô hình cây ăn quả có múi của gia đình theo tiêu chuẩn VietGAP. Để làm được việc này, ông đang vận động các hộ trong thôn thành lập tổ hợp tác để giúp đỡ, hỗ trợ nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm, vốn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. 
Ông Phạm Minh Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Hán Đà cho biết: "Với cách làm bài bản, khoa học, mô hình trồng cây ăn quả có múi của gia đình ông Cường được xã lựa chọn là mô hình điển hình "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2020 - 2025 để chỉ đạo nhân rộng. Từ mô hình này, xã khuyến khích người dân chuyên canh phát triển mô hình trồng cây quả có múi theo hướng hàng hóa để nâng cao thu nhập. Đồng thời, xã tổ chức tập huấn kỹ thuật về lựa chọn giống, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho từng loại cây; vận động các hộ dân thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác trồng cây ăn quả để hỗ trợ nhau về vốn, cây giống, thị trường tiêu thụ, hướng tới sản xuất an toàn, hữu cơ, tạo sản phẩm sạch cho thị trường”.
Nỗ lực không ngừng để tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, ông Bùi Mạnh Cường đã trở thành điển hình phát triển kinh tế của địa phương. Học và làm theo ông, nhiều hộ trong thôn, trong xã cũng đang khá dần lên nhờ phát triển chuyên canh mô hình trồng cây ăn quả có múi.
Thanh Tân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw