Yên Bình:

Chú trọng khai thác tiềm năng kinh tế đồi rừng

YBĐT - Là huyện có tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế đồi rừng, huyện Yên Bình (Yên Bái) có hồ Thác Bà rộng 15 nghìn ha mặt nước với trên 1.300 hòn đảo lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi và thích hợp cho phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là kinh tế trang trại.

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết lần thứ 20, Ban chấp hành Đảng bộ huyện xác định: khai thác tốt tiềm năng kinh tế đồi rừng gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc là một trong 5 chương trình kinh tế trọng tâm của huyện giai đoạn từ nay đến năm 2010.

Trò chuyện với chúng tôi Bí thư Huyện uỷ Yên Bình Hoàng Xuân Nguyên cho biết, tuy là huyện vùng thấp của tỉnh song diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất sản xuất lúa nước ở Yên Bình không nhiều, rừng mới là thế mạnh kinh tế của địa phương.

Những năm gần đây, cùng với chính sách giao đất giao rừng của Đảng, Nhà nước và cơ chế hỗ trợ khuyến khích  nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng của huyện, người dân Yên Bình đã có thể sống bằng nghề trồng rừng và đang giàu lên từ kinh tế đồi rừng. Trong đó chiếm tới gần 20% số hộ trồng rừng trên địa bàn huyện hiện nay đã xây dựng và phát triển được các mô hình kinh tế trang trại theo hướng tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Được biết chỉ riêng năm 2006, giá trị sản xuất lâm nghiệp mà chủ yếu là khai thác gỗ rừng trồng đã mang về cho huyện trên 30 tỷ đồng.

 Chú trọng khai thác tiềm năng kinh tế đồi rừng ảnh 1

các mô hình kinh tế tổng hợp ở Yên Bình đang phát huy hiệu qủa tốt. 

Với đặc thù đất đồi rừng phân bố đều ở 25 xã, thị trấn, chủ yếu là những đồi thấp, phù hợp cho phát triển rừng nguyên liệu giấy, Đảng bộ huyện Yên Bình chủ trương gắn trồng rừng với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp chè và chăn nuôi đại gia súc.

Hàng năm, cùng với quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, huyện vận động nhân dân các địa phương quy hoạch đất đai phát triển vùng sắn cao sản 1.500 ha, đưa tổng diện tích cây sắn của toàn huyện lên trên 4.000 ha. Với hình thức trồng xen canh sắn và rừng kinh tế mới trồng, thu về nguồn lợi trên 30 tỷ đồng/năm cho người dân địa phương.

Đi đôi với phát triển cây sắn, tận dụng lợi thế đất đồi gò thấp, huyện chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển cây công nghiệp chè. Hiện nay, huyện Yên Bình có trên 2.000 ha chè, trong đó có trên 1.990 ha là chè kinh doanh. Với mức năng suất đạt trung bình 66 tạ/ha, chè đã và đang trở thành cây xoá nghèo cho người dân nhiều địa phương. Và để phát triển cây chè theo hướng năng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, huyện chỉ đạo giữ nguyên vùng chè kinh doanh gần 2.000 ha, đồng thời xây dựng đề án cải tạo và trồng mới từ 100 đến 120 ha bằng các giống chè nhập nội chất lượng cao, cùng với đó phát triển mạnh vùng cây ăn quả trên 1.700 ha, trong đó  chú trọng quy hoạch phát triển vùng cây đặc sản bưởi 500ha.

Lấy chăn nuôi đại gia súc làm đòn bẩy tạo đà cho phát triển kinh tế đồi rừng, huyện khuyến khích nhân dân các địa phương tận dụng tối đa nguồn lợi cùng những điều kiện thiên nhiên ưu đãi về đồng cỏ và bãi chăn thả mở rộng quy mô phát triển đàn đại gia súc. Cho đến nay, tổng đàn trâu, bò của huyện đã đạt gần 20 nghìn con, tăng 6-8% so với năm 2005. Đặc biệt do chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, năm 2006 Yên Bình là huyện duy nhất của tỉnh Yên Bái không để xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là bệnh long móng lở mồm đối với đàn đại gia súc. Và huyện cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành sớm chương trình nuôi bò theo hướng bán công nghiệp.

Để kinh tế đồi rừng phát triển thực sự bền vững, tạo thu nhập ổn định cho người dân, hiện nay Yên Bình đang triển khai quy hoạch phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung trên 26 ngàn ha gắn với phát triển các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng trong dân. Theo ông Hoàng Xuân Nguyên – Bí thư Huyện uỷ Yên Bình, việc phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung sẽ là điều kiện thuận lợi để tạo sức cạnh tranh, đồng thời nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

Kinh tế đồi rừng ở Yên Bình đã được khai thác và đang phát huy hiệu quả cũng chính bởi có những chủ trương đúng đắn trong việc định hướng và xác định chiến lược triển kinh tế trọng tâm của Đảng bộ huyện. Đây sẽ là tiền đề để vững chắc để Yên Bình tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế cho những năm tiếp theo.

Minh Anh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw