Mở rộng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên 10 làn xe

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/5/2025 | 9:11:16 AM

Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Bắc Giang với lượng phương tiện gia tăng liên tục trong thời gian qua đã rơi vào tình trạng quá tải, không còn đảm bảo tốc độ khai thác, thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và làm tăng chi phí vận tải, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khu vực.

Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Bắc Giang hiện có lưu lượng phương tiện tiếp tục tăng đều với tốc độ khoảng 11% mỗi năm trong ba năm gần đây.
Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Bắc Giang hiện có lưu lượng phương tiện tiếp tục tăng đều với tốc độ khoảng 11% mỗi năm trong ba năm gần đây.

Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Hà Nội-Bắc Giang vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng và Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội-Bắc Giang lên quy mô 10 làn xe theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Hà Nội-Bắc Giang cho biết hiện nay, lưu lượng xe qua trạm thu phí hiện đạt khoảng 53.500 lượt/ngày đêm. Trong khi đó, theo phương án tài chính trong hợp đồng BOT, lưu lượng mãn tải của tuyến vào năm 2022 chỉ ở mức hơn 46.000 lượt/ngày đêm. Đặc biệt, lưu lượng phương tiện tiếp tục tăng đều với tốc độ khoảng 11% mỗi năm trong ba năm gần đây.

Với lượng phương tiện gia tăng liên tục trong thời gian qua, tuyến đường rơi vào quá tải, không còn đảm bảo tốc độ khai thác, thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và làm tăng chi phí vận tải, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khu vực.

Đánh giá việc sớm đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội-Bắc Giang lên quy mô 8 làn xe theo quy hoạch là cần thiết, tuy nhiên, trên cơ sở thực tế lưu lượng tăng nhanh, Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Hà Nội-Bắc Giang kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép lập đề xuất chủ trương mở rộng tuyến lên 10 làn xe theo phương thức PPP nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức BOT có tổng chiều dài hơn 46km, với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc khai thác 100km/h. Đoạn từ Bắc Giang đến cầu Như Nguyệt có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 33m. Đoạn từ cầu Như Nguyệt đến Km 159+258 cũng có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 34m.

Tuyến cao tốc này có điểm đầu tại Km113+985 (Quốc lộ 1), địa phận phường Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang và kết thúc tại Km159+100 (vị trí trạm thu phí Phù Đổng cũ), địa phận phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội.

Dự án được đưa vào khai thác từ tháng 4/2016 và bắt đầu thu phí từ tháng 5 cùng năm, với thời gian thu phí kéo dài 21 năm.

Tuyến cao tốc Hà Nội-Bắc Giang do liên danh gồm Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Đông Sơn, Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương làm nhà đầu tư.

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc Hà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn có chiều dài 137km, quy mô 6 làn xe. Riêng đoạn Hà Nội-Bắc Giang dài 46km, được quy hoạch mở rộng lên 8 làn xe cao tốc.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chị Lý Thị Ninh (bên trái) trao đổi với chị em trong Hợp tác xã về việc đa dạng hóa các sản phẩm.

Mong muốn phát triển nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông cộng hưởng với ý chí quyết tâm vươn lên, không ít phụ nữ Mông ở các huyện vùng cao đã khởi nghiệp thành công với nghề thêu dệt thổ cẩm. Trong đó, câu chuyện thành công của chị Lý Thị Ninh - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thổ cẩm truyền thống Mông Style ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải vẫn được nhiều chị em nhắc đến, sẻ chia như một tấm gương để học tập về tinh thần khởi nghiệp.

Người dân xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn nhận bò giống từ hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo tập trung ở những “vùng lõi” nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt triển khai các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo một cách có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, ưu tiên các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn…

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh ở xã Tân Hợp.

Giữa trập trùng núi non Tây Bắc, nơi thiên nhiên ban tặng cho đất trời sự trù phú và sắc xanh ngút ngàn, Văn Yên - mảnh đất nằm ở phía bắc của tỉnh đã và đang viết nên câu chuyện phát triển nông nghiệp bền vững đầy tự hào từ cây quế - “vàng xanh” của núi rừng. Cây quế không chỉ đơn thuần là sản phẩm nông nghiệp mà còn là biểu tượng của ý chí, khát vọng vươn lên và niềm tin vững bền của hàng ngàn hộ dân nơi đây.

Các học viên tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm cho nông dân tại xã Vân Hội.

Đầu tháng 5 về xã Vân Hội, huyện Trấn Yên đâu đâu cũng thấy nhịp sống sản xuất rộn ràng, dệt nên bức tranh nông thôn mới đầy sức sống. Sự đổi thay ấy bắt nguồn từ những chính sách thiết thực, đồng hành cùng nhân dân phát triển kinh tế mà xã kiên trì triển khai suốt nhiều năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục