Thép, nhôm hiện ra sao?

Tổng thống Trump vừa tuyên bố thuế thép và nhôm sẽ tăng lên 50%, gấp đôi so với mức hiện tại. Tính đến hết tháng 2, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam.
Ngày 30/5, tại nhà máy Irvin Works của hãng thép U.S. Steel ở West Mifflin (bang Pennsylvania), ông Trump cho biết: "Chúng ta sẽ nâng thuế thép nhập khẩu vào Mỹ từ 25% lên 50%. Việc này sẽ giúp bảo vệ ngành thép tốt hơn nữa". Ông giải thích thêm: "Mức thuế 25% vẫn còn kẽ hở để họ vượt rào. Nhưng khi nâng lên 50%, họ sẽ không còn cơ hội để làm điều đó nữa”.
Mục tiêu vào thép, nhôm và ô tô
Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 vừa qua, Tổng thống Trump đã áp đặt các biện pháp thuế quan sâu rộng đối với cả đồng minh và đối tác thương mại. Ông cũng đã nhắm mục tiêu vào các mặt hàng cụ thể theo ngành bao gồm thép, nhôm và ô tô.
Mỹ bắt đầu áp thuế mới với toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào nước này từ ngày 12/3. Theo sắc lệnh ông Trump ký ngày 10/2, các sản phẩm này sẽ chịu thuế 25%, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Nền kinh tế Mỹ ngày nay không còn tập trung vào lĩnh vực sản xuất như trong quá khứ, nhưng mỗi năm vẫn tiêu thụ hàng chục triệu tấn thép. Vậy nên, siêu cường số một thế giới vẫn đều đặn nhập khẩu thép mỗi năm.
Thép nhập khẩu thường được phục vụ cho các ngành công nghiệp như ô tô, hàng không vũ trụ, dầu mỏ và xây dựng. Thuế quan sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất trong các ngành này bởi kim loại nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Đồng thời, các nhà sản xuất thép Mỹ cũng có khả năng sẽ tăng giá bán khi áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ giảm bớt, theo CNN.
Theo Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong năm 2024, Canada là nước cung ứng nhiều thép nhất cho Mỹ. Canada xuất khẩu 5,95 triệu tấn thép sang Mỹ, giảm 5% so với năm trước đó. Kế tiếp lần lượt là Brazil, Mexico và Hàn Quốc.
Trên thị trường, giá thép Trung Quốc biến động khó lường khi thị trường chuẩn bị tinh thần cho những đợt biến động mới do bất ổn thương mại. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/5, giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,78% xuống mức 2.925 nhân dân tệ/tấn. So với cuối tuần trước, giá thép Thượng Hải đã giảm 3,8%.
Theo Reuters, hoạt động sản xuất của các nhà máy thép Trung Quốc có khả năng tiếp tục bị thu hẹp cho thấy căng thẳng thương mại với các thị trường xuất khẩu lớn đang ảnh hưởng đến tâm lý các nhà sản xuất. Giới chuyên gia cho rằng quyết định của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ ra tín hiệu sẽ dọn đường cho thương vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa U.S. Steel và Nippon Steel (Nhật Bản).
Giá thép trong nước diễn biến ra sao?
Tại thị trường trong nước, thời gian gần đây, giá thép ghi nhận biến động trái chiều. Cụ thể, theo SteelOnline.vn, cuối tháng 5, giá thép cuộn CB240 của Hòa Phát giảm 140.000 đồng/tấn xuống còn 13,65 triệu đồng/tấn, trong khi thép thanh vằn D10 CB300 tăng 50.000 đồng/tấn lên mức 13,79 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thép Việt Đức giảm 250.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn 13,35 triệu đồng/tấn, thép D10 CB300 giữ nguyên mức 13,35 triệu đồng/tấn. Ngược lại, thép Thái Nguyên tăng 310.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, lên 14,08 triệu đồng/tấn, thép cuộn CB240 giữ nguyên mức 13,97 triệu đồng/tấn.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý I, số lượng và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thép (HRC, tôn mạ, ống thép...) đã biến động trái chiều do những khó khăn từ thị trường xuất khẩu với các chính sách thương mại bảo hộ.
Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,745 triệu tấn thép, giảm 18,83% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu đạt 1,143 tỷ USD giảm 27,03% so với cùng kỳ năm trước.
Trái ngược với xu hướng sụt giảm ở thị trường xuất khẩu, thị trường thép trong nước quý I đã ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc. Tổng lượng thép thành phẩm bán ra thị trường đạt 7,501 triệu tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phân khúc thép xây dựng có sản lượng đạt hơn 3 triệu tấn (tăng 10,6%) và lượng bán ra đạt 3,07 triệu tấn (tăng 19,9%).
Tính đến hết tháng 2, Mỹ vẫn là thị trường lớn thứ 3 trong tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam (chiếm 13%), sau EU (19%) và ASEAN (35%). Các thị trường khác như Ấn Độ chiếm 3%, Đài Loan (Trung Quốc) 5%, Brazil 2%...
Trước đó, trong năm vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 12,62 triệu tấn thép, tăng 13,47% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất khẩu đạt 9,08 tỷ USD tăng 8,78% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, lượng thép xuất khẩu sang Mỹ trong năm vừa qua đạt gần 1,7 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu thép sang Mỹ của Việt Nam lên 13%, tăng hơn 3% so với năm 2023.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam (Bộ Công Thương) tại Mỹ, bất cứ điều chỉnh chính sách về thuế cũng sẽ tác động đến thị trường xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Tuân thủ các quy định của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ và luôn sẵn sàng tham gia đầy đủ quá trình giải trình của cơ quan điều tra Mỹ các vụ việc phòng vệ thương mại. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.
(Theo Dân trí)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw