Hồi sinh cuộc sống sau thiên tai

Sau những mất mát nặng nề do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong những năm qua trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư đã ổn định. Những ngôi nhà mới khang trang mọc lên thay thế cho cảnh hoang tàn sau thiên tai, mở ra một hành trình hồi sinh bền vững nơi rẻo cao.
Nằm cách trung tâm huyện khoảng 20 km, bản tái định cư Phình Hồ thuộc xã Dế Xu Phình nép mình bên sườn núi, bao quanh là rừng thông xanh ngắt và dòng suối chảy róc rách. Khó ai ngờ rằng nơi yên bình hôm nay từng là một trong những điểm nóng về thiên tai với trận lũ quét lịch sử năm 2017, buộc hơn 70 hộ dân ở các bản Nậm Kim, Nậm Pá, Dế Xu Phình phải di dời. 8 năm sau, những con đường bê tông chạy dài khắp bản, 100% hộ dân đã ổn định nhà ở. Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở kiên cố, phương tiện sinh kế, cùng hệ thống hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, đường giao thông. 
Anh Hảng Chờ Tủa - người dân tại bản Phình Hồ chia sẻ: "Gia đình mình được cấp gần 1 ha đất sản xuất. Hiện nay mình trồng ngô, lúa và rau xanh. Nhờ đó, không chỉ đủ ăn mà còn có thể bán thêm ra chợ, thu nhập ổn định”. Phình Hồ hôm nay không còn là vùng đất của mất mát, mà là biểu tượng của sự hồi sinh. Người dân gắn bó, yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Tại bản Hồng Nhì Pá, xã Lao Chải - nơi chịu thiệt hại nặng nề sau trận lũ đầu tháng 8/2023 cuộc sống người dân đang dần ổn định. Những ngôi nhà vững chãi, kiên cố nằm san sát trên sườn đồi, xen lẫn tiếng cười nói rộn ràng của bà con. 
Anh Thào A Dê - một trong những hộ nghèo bị lũ cuốn trôi toàn bộ nhà cửa xúc động kể: "Lũ quét đi qua, cả nhà chỉ còn lại bộ quần áo ướt. Nhưng may mắn được hỗ trợ 40 triệu đồng cùng đất ở, gia đình tôi nhanh chóng dựng lại căn nhà 3 cứng, có đầy đủ nhà bếp, vệ sinh. Giờ đây sống ở khu tái định cư này tôi thấy rất yên tâm, không còn lo lũ về như trước”. 
Toàn bộ 13 hộ bị sập trôi nhà cửa đã hoàn thành việc dựng nhà mới. 100% hộ dân thuộc vùng nguy cơ cao đã được di dời đến nơi an toàn. Chính quyền địa phương cũng chủ động quy hoạch, phân lô đất cho các hộ không có đất ở để bà con yên tâm an cư. Bên cạnh đó, người dân trong bản tích cực phục hồi sản xuất. Đến nay, 37 ha ruộng nước đã được khơi thông, trong đó 33 ha có thể canh tác 2 vụ/năm. Nhiều hộ còn phát triển chăn nuôi lợn đặc sản, trâu bò theo các mô hình được tỉnh hỗ trợ. 
Ông Cứ A Dủ - Trưởng bản cho biết: "Bản mình hiện có 4 mô hình chăn nuôi quy mô lớn. Mỗi hộ dân đều có vật nuôi phục vụ sinh hoạt, một số hộ có thêm thu nhập, từng bước thoát nghèo”. Cuối năm 2024, cả bản giảm còn 54/98 hộ nghèo; riêng trong số các hộ có nhà bị sập trôi hoàn toàn đã có 2 hộ thoát nghèo.
Xã Hồ Bốn là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ tháng 8/2023 với 91 nhà bị ảnh hưởng, trong đó 21 nhà bị cuốn trôi. Ngay sau thiên tai, xã đã nhanh chóng quy hoạch đất an toàn và tổ chức di dời các hộ đến nơi ở mới. 
Ông Giàng A Chống - hộ dân bản Trống Là xúc động kể: "Sau lũ, toàn bộ tài sản của nhà mình bị trôi sạch. Nhưng nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, mình đã dựng lại được căn nhà khang trang hơn 300m². Giờ sống ở nơi an toàn, không còn lo lắng mỗi khi mùa mưa đến”. 
Từ đầu năm 2025 đến nay, chính quyền xã tiếp tục rà soát các hộ có nguy cơ cao để chủ động di dời. Anh Sùng A Kháng - Phó Chủ tịch UBND xã thông tin: "Xã đã vận động và di dời thành công 1 hộ nằm trong vùng sạt lở nghiêm trọng. Chúng tôi tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân”.
Không chỉ hỗ trợ chỗ ở, huyện Mù Cang Chải còn phối hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các hộ dân tái định cư. Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải nhấn mạnh: "Trao sổ đỏ là khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của người dân, cũng là trao niềm tin, giúp bà con yên tâm gắn bó và đầu tư phát triển lâu dài”. 
Song song với công tác ổn định, huyện đang triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa. Các địa phương xây dựng phương án "4 tại chỗ”, rà soát, lập danh sách các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở để chủ động di dời trước mùa mưa. Hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn, bản được kích hoạt sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Từ những ngày tháng khốn khó, các khu tái định cư ở Mù Cang Chải hôm nay đã mang lại cho người dân nơi rẻo cao không chỉ là mái nhà mới, mà còn là niềm tin, hy vọng và khát vọng vươn lên. Sự hồi sinh ấy là kết quả của sự đồng lòng từ cấp ủy, chính quyền đến từng người dân cùng nhau viết tiếp câu chuyện về một vùng đất không khuất phục trước thiên tai.
Hồng Duyên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, tái bùng phát tại nhiều xã, phường trên địa bàn tỉnh. Với đặc điểm lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị, dịch bệnh này tiếp tục gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trước tình hình đó, các cấp chính quyền, ngành chuyên môn và người dân đang vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp khoanh vùng, dập dịch, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài.

Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động không đáng kể tới thị trường trong nước

Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động không đáng kể tới thị trường trong nước

Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố việc áp thuế 50% đối với tất cả mặt hàng đồng nhập khẩu vào Mỹ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ trên thị trường hàng hoá toàn cầu; đặc biệt là tại Mỹ, nơi tâm lý lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong ngắn hạn đã thúc đẩy làn sóng tích trữ đồng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.

Thung lũng hạnh phúc của người Pa Dí

Thung lũng hạnh phúc của người Pa Dí

Cách đây hơn 80 năm, một số hộ dân người Pa Dí từ xã Tung Chung Phố (nay thuộc xã Mường Khương) di chuyển xuống thôn Bản Sinh, xã Lùng Vai (nay thuộc xã Bản Lầu) lập nghiệp. Đến nay, Bản Sinh đã có hơn 70 hộ dân, trong đó có gần 50 hộ người Pa Dí. Vượt qua muôn vàn gian khó, đồng bào Pa Dí đã xây dựng nơi đây thành miền quê đáng sống với những ruộng lúa, đồi chè xanh mướt, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Những công trình kiến tạo tương lai

Những công trình kiến tạo tương lai

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, tỉnh Lào Cai (mới) trở thành cực tăng trưởng quan trọng ở khu vực, đồng thời giữ vai trò trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã và đang được triển khai, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và đột phá của tỉnh trong tương lai.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

fb yt zl tw