Trồng sơn tra để giữ rừng và có nguồn thu

YBĐT - Quả sơn tra thường được gọi là “táo Mèo”, ngoài dùng để ăn thông thường, người ta gọt vỏ ngâm muối hoặc đường để làm nước giải khát rất ngon và mát bổ. Không những thế quả sơn tra còn là một loại dược liệu quý hiếm.

Hiện nay quả sơn tra đã được bày bán khắp các chợ trong và ngoài tỉnh. Điều đáng nói là cây sơn tra chỉ mọc tự nhiên ở một số xã vùng cao của huyện Mù Cang Chải như: Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Zế Su Phình, Chế Cu Nha... và các xã Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ của huyện Trạm Tấu.

Quả sơn tra có giá trị kinh tế cao, bán rất chạy. Chúng tôi đến xã Nậm Có, mới vào đầu mùa cho dù quả chưa chín nhưng đã thấy bà con tấp nập đem ra bán với giá tương đối cao. Nếu bán tại chỗ thì được từ 2.000 đến 3.000 đồng/1kg, còn đã qua vận chuyển về các chợ Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ và chợ Yên Bái thì giá bán từ 6.000 đến 7.000 đồng/ 1kg. ư

Bà Giàng Thị Sông ở bản Thào Chua Chải phấn khởi cho biết, năm ngoái bán quả sơn tra, bà đã kiếm được hơn 5 triệu đồng đủ trang trải cho gia đình, đỡ phải bán thóc, gạo, lợn gà.

Ông Hàng A Sa- Phó bí thư Đảng uỷ xã Nậm Có cho hay, mỗi vụ bà con đem ra thị trường tiêu thụ khoảng 350 tấn quả sơn tra. Tính chung cả xã cây sơn tra đã đem về cho bà con khoảng trên dưới 1 tỷ đồng.

Theo như ông Chang A Sử và một số người già ở xã Nậm Có đã có nhiều năm gắn bó với cây sơn tra cho biết thì so với các loại quả khác như mận, đào, hồng, vải và nhãn, thời gian cất giữ quả sơn tra được lâu hơn. Quả nếu không bị dập thì có thể để được vài tháng không bị thối, rất dễ bảo quản, kể cả vận chuyển đi xa hoặc để lâu cũng ít bị hỏng.

Tiếp tục đến xã Nậm Khắt, vùng đất có cây sơn tra nhiều không kém đất Nậm Có, chúng tôi thấy bà con cũng đang thu hái quả đem ra bán với giá 2.500/1kg. Qua tìm hiểu, mỗi năm lượng quả sơn tra ở Nậm Khắt được bán ra thị trường khoảng 300 đến 500 tấn.

Ông Phàng A Say-Phó chủ tịch UBND xã Bản Công (Trạm Tấu) cho rằng, nếu cây sơn tra mà tích cực phát triển và mở rộng thêm diện tích trồng trên đất Trạm Tấu thì sẽ góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, trồng cây sơn tra còn có tác dụng cho việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Cây sơn tra thuộc họ thân gỗ, sống lâu, cao khoảng 10 đến 15 mét, gỗ chắc như gỗ lim, có thể dùng làm nhà cửa sau khi cây già cỗi, lá mềm tự phân huỷ nhanh không dễ cháy. Đây là một ưu điểm ít gây cháy rừng. Thời gian trồng nếu chăm sóc tốt khoảng 5 năm đến 6 năm có thể cho thu hoạch quả và cây sơn tra có thể sống tới trên 60 tuổi.

Qua thăm dò thì bà con ở những nơi vùng cao có khí hậu ôn đới như hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải và một số xã vùng cao của huyện Văn Chấn đều có nguyện vọng muốn trồng cây sơn tra. Nên chăng tỉnh và các huyện phía Tây cần khuyến khích bà con phát triển loại cây kinh tế lâu năm này.

Sùng Đức Hồng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw