Không bao cấp giá bán than cho ngành xi măng, phân bón và giấy

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 11, thông báo chỉ đạo của Thủ tướng về giá bán than cho 4 hộ: điện, xi măng, phân bón và giấy.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo giá bán than và xi măng, giấy và phân bón được thực hiện theo giá thị trường, giá bán than vào hộ điện thực hiện theo lộ trình điều chỉnh giá bán điện.

Giá bán than vào hộ điện, TKV và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thống nhất điều chỉnh từ 5/2/2007, tăng 10% so với giá năm 2006 và từ 1/7/2008 tăng 20% so với giá năm 2007.

Song vì mục tiêu bình ổn giá cả thị trường, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, TKV đã không điều chỉnh giá bán than cho sản xuất xi măng, giấy và phân bón trong quý III/2007 mặc dù đã thỏa thuận thống nhất tăng giá bán than giữa TKV và 3 hộ trên, riêng bán than cho đạm đã thực hiện từng bước theo cơ chế thị trường với các mức giá được hai bên thống nhất.

Theo TKV, qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Cty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại và Cty xi măng Chinfon Hải Phòng cho thấy nếu giá bán than thực hiện theo giá thị trường thì cũng chỉ làm giảm 20-25% lợi nhuận của các công ty này chứ không làm tăng giá bán điện, xi măng.

Được biết, mức giá bán than cho các hộ xi măng, giấy và phân bón từ ngày 1/1/2008 mới bằng 70-80% giá bán than trên thị trường trong nước và bằng khoảng 50% giá bán than xuất khẩu cùng loại. Theo quy định của Pháp lệnh giá và Nghị định 170/2003/NĐ-CP, giá bán than không phải là mặt hàng do Nhà nước định giá.

Tuy nhiên, do giá than có ảnh hưởng lớn đến đầu vào của các ngành sản xuất như điện, xi măng, phân bón và giấy nên tron g các năm qua, giá bán than vào 4 hộ lớn này vẫn do Nhà nước quyết định và thường thấp hơn giá thành sản xuất.

(Theo TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw