Hồng Ca khai thác thế mạnh nông lâm nghiệp
- Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Vài năm trở lại đây Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được quan tâm đầu tư, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế của xã luôn đạt 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/năm.
Rừng kinh tế ở xã Hồng Ca. (Ảnh: Minh Thúy)
|
Đường từ Quốc lộ 32 vào xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên) chỉ chừng hơn chục cây số nhưng thật khó đi bởi mặt đường là đất. Hơn nữa đây lại là xã vùng 3 còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, vài năm trở lại đây Hồng Ca đang được Đảng, Nhà nước tập trung quan tâm, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế của xã luôn đạt 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/năm. Tổng diện tích gieo cấy hàng năm của xã là 220 ha, sản lượng lương thực đạt trên 1 ngàn tấn.
Vụ xuân 2008, mặc dù do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm rét hại, 100% diện tích phải cấy lại nhưng xã đã chỉ đạo bà con gieo cấy khẩn trương bảo đảm kịp thời vụ; chỉ đạo nhân dân trồng thêm cây màu như: sắn 150 ha, ngô hè thu 4 ha, đậu tương thuần xen ngô 6,5 ha, vận động 18 hộ trồng được gần 3 ha đao riềng... tạo mô hình cho phát triển những năm sau.
Đặc biệt, xã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, sản xuất đã trở thành hàng hóa gắn với chế biến sản phẩm tại chỗ. Đã hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung tương đối rõ nét như: vùng chè, tre măng Bát Độ, cây nguyên liệu giấy. Toàn xã hiện có 132 ha tre măng Bát Độ, trong đó năm 2006 trồng được 83 ha, năm 2007 trên 42 ha.
Xã đã phối hợp với Công ty Vạn Đạt tổ chức cung ứng giống, phân NPK kịp thời để nhân dân trồng và chăm sóc nên năng suất bảo đảm, sản phẩm được bao tiêu. Riêng năm 2007, nhân dân thu hoạch bán cho Công ty Vạn Đạt trên 52 tấn măng.
Tổng diện tích chè toàn xã hiện nay là 120 ha, trong đó 23 ha chè Shan, gần 4 ha chè chất lượng cao đạt năng suất trung bình 70 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 700 tấn. Đến nay, cây chè, cây tre Bát Độ được người dân tích cực triển khai trồng tăng dần qua mỗi năm, điển hình như thôn Khuôn Bổ có 100% đồng bào Mông đã trồng được 28 ha tre Bát Độ, 20 ha chè vùng cao.
Chủ tịch UBND xã - Hà Ngọc Toanh cho biết: "Năm qua, nhân dân trồng được gần 100 ha rừng và 37,5 ha cây phân tán. Vụ xuân năm 2008, xã chỉ đạo trồng được 130 ha rừng, trong đó 30 ha keo, mỡ, bồ đề; 30 ha quế; 70 ha tre măng Bát Độ. Sau khi phân loại rừng xã sẽ triển khai việc hợp đồng giao khoán trên 4.000 ha cho nhân dân; cấp giấy quyền sử dụng đất trong năm 2008; tạo thuận lợi cho chủ rừng trong khâu quản lý, bảo vệ...".
Ngoài ra, xã tiếp tục chỉ đạo tuần tra theo Chỉ thị 08 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác lâm sản trái phép như: tăng cường tuần tra khu vực thôn Đồng Đình, Đèo Bụt, Hồng Hải. Các chi bộ Đảng ký cam kết với các thôn, bản, các tổ bảo vệ rừng, triển khai học tập Nghị định 139 về xử lý vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng tại 16/16 thôn bản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ rừng trồng.
Huy Văn
Các tin khác
YBĐT - Đối với tỉnh Yên Bái, trồng tre lấy măng là một nghề mới. Điển hình như mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên triển khai thực hiện năm 2001, đến nay huyện đã phát triển, mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ lấy măng lên gần 1.000 ha.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 4/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng 3, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong 4 tháng qua lên 2,6 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
YBĐT - http://www.gdt.gov.vn đã trở thành địa chỉ quen thuộc để cán bộ thuế khai thác thông tin, phục vụ điều hành công tác chuyên môn của lãnh đạo Cục Thuế và hoạt động của các đoàn thể. Giúp cán bộ thuế kịp thời nắm bắt các hoạt động của ngành và khai thác các trang báo liên kết khác.
YBĐT - Năm 2008, huyện Yên Bình (Yên Bái) có kế hoạch trồng 500 ha lạc. Để chủ động về giống, vụ thu đông năm 2007, huyện đã trồng 150 ha lạc giống, chủ yếu là giống tiến bộ kỹ thuật.