Từ 19-5, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam cao nhất là 18%/năm

Bắt đầu từ ngày 19-5, Ngân hàng Nhà nước chính thức điều hành cơ chế lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam (VND) là 12%/năm. Như vậy, với lãi suất cơ bản 12%/năm, lãi suất cho vay bằng VND cao nhất là 18%/năm.

Các ngân hàng thương mại sẽ tự ấn định lãi suất huy động tiền đồng phù hợp với cung cầu vốn của từng ngân hàng.

Các hợp đồng tín dụng ký từ ngày 19-5 nếu lãi suất cho vay vượt mức quy định nêu trên sẽ chịu xử phạt theo các quy định của luật. Với cơ chế điều hành lãi suất bằng các công cụ lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại khó có thể chạy đua lãi suất như trước đây.

Hơn nữa, các ngân hàng cần tính toán lãi suất đầu vào và đầu ra hợp lý để bảo đảm hoạt động kinh doanh của chính mình.

(Theo NDĐT - TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw