Văn Lãng: Nỗ lực vươn lên thoát nghèo

YBĐT - Cách trung tâm huyện Trấn Yên (Yên Bái) hơn ba chục cây số, xã Văn Lãng có hơn 500 hộ dân, 2.160 nhân khẩu tập trung ở 6 thôn, cuộc sống thuần nông, điều kiện tự nhiên lại không ưu đãi nhiều cho Văn Lãng. Toàn xã có 85 ha lúa gieo cấy 2 vụ trong năm; có 20 ha đất trồng màu, hơn 600 ha đất lâm nghiệp và trên 5 ha mặt nước ao, đầm để phát triển nghề nuôi cá.

 Ở xã Văn Lãng, diện tích rừng trồng chủ yếu là keo và các cây bản địa khác như: tre, vầu, hóp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy. Nhiều gia đình có diện tích rừng từ 10-15 ha, thu nhập bình quân đạt mức 50-60 triệu đồng/năm như gia đình ông Lương Công Quan ở thôn 1, ông Ngô Văn Trung, Ngô Văn Hậu ở thôn 6... Họ là những điển hình trong phát triển kinh tế đồi rừng, làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX (nhiệm kỳ 2005-2010), Văn Lãng đang tập trung vận động nhân dân chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có tính bền vững để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và nâng cao đời sống cho người dân. Trước đây, toàn xã có gần 100 ha chè kinh doanh chủ yếu được trồng bằng các giống trung du năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao.

Chủ tịch UBND xã Phan Văn Tiến :

Phát triển kinh tế đồi rừng đang là hướng đi đúng và đem lại hiệu quả rõ rệt góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, sớm đưa Văn Lãng thoát khỏi đói nghèo.

Xác định chè là cây chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, sau 2 năm (2006, 2007) triển khai thực hiện chương trình phá bỏ diện tích chè già cỗi, trồng thay thế bằng các giống chè mới cho năng suất, chất lượng cao, Văn Lãng đã trồng được 13,4 ha chè đặc sản Bát Tiên, nhiều gia đình đã có sản phẩm tận thu những năm đầu thông qua hái tạo hình, tạo tán cho chè ở giai đoạn chè kiến thiết cơ bản đã cho thu nhập khá. Với đà phát triển như hiện nay thì đến năm 2010, xã sẽ có vùng chè chất lượng cao từ 80-100 ha.

Cùng với trồng chè, trồng rừng kinh tế, mỗi vụ nhân dân trong xã còn gieo cấy được 30-40 ha lúa chất lượng cao bằng các giống Chiêm Hương, HT1, LT2, sản phẩm gạo ngon, bán được giá cao, cho thu nhập ổn định. Nhờ định hướng đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương nên chăn nuôi ở xã Văn Lãng cũng ngày càng được chú trọng.

Tại thời điểm đầu năm 2008, đàn gia súc, gia cầm của xã tăng khá, đàn trâu gần 300 con, đàn bò trên 350 con, đàn lợn hơn 2.500 con và hơn 3 vạn con gia cầm các loại. Trong 3 năm (từ 2005-2007), chương trình phát triển chăn nuôi bò theo hướng bán công nghiệp và chương trình hỗ trợ bò cho hộ nghèo ở xã Văn Lãng đã thu được kết quả tốt. Xã có tổng số 72 con bò được hỗ trợ cho hộ nông dân theo các hình thức trên với số tiền trị giá gần 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện giải ngân thông qua vay tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB với số tiền đầu tư trên 2 tỷ đồng, giúp hội viên nghèo có vốn phát triển kinh tế.

Con đường vào trung tâm xã đến nay đã được bê tông hóa có chiều dài hơn 3 cây số. Tuyến đường từ trụ sở UBND xã đi thôn 6, một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã đã được khởi công xây dựng đầu tháng 5 vừa qua với chiều dài hơn 600m. Đường liên thôn, liên xã đi thôn 1 giáp với địa phận xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình) và đường đi thôn 5 giáp với xã Văn Tiến sẽ được đầu tư trong những năm tới, là điều kiện thuận lợi để Văn Lãng bứt phá vươn lên thoát nghèo.

Hệ thống trường, lớp, trạm y tế, bưu điện văn hóa đã được Nhà nước quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu học hành của con em, chăm sóc sức khỏe nhân dân và trao đổi thông tin liên lạc. 100% hộ dân có điện lưới quốc gia để sinh hoạt và được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, đài tỉnh, huyện; 96% số hộ dân có ti vi để xem truyền hình. Cả xã có 6 thôn đã ra mắt đăng ký xây dựng làng văn hóa, 3 thôn đã được công nhận làng văn hóa cấp huyện là Cầu Yên 1, Cầu Yên 2 và Đồng Văn.

Tuy nhiên, hiện nay, Văn Lãng vẫn là một xã nghèo, đó là lời khẳng định của đồng chí Chủ tịch UBND xã. Để Văn Lãng sớm thoát nghèo, cần phải có sự tập trung nỗ lực rất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trong thực hiện và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Triệu Tuấn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw