Phó Thủ tướng: Không lùi tiến độ các công trình điện

Chiều 12/9, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quy hoạch điện VI, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo một loạt các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các ngành, doanh nghiệp trong thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VI hiện nay.

Tổng hợp báo cáo từ các chủ đầu tư, tổng thầu Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than Khoáng sản, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam,… cho biết tiến độ tại một số dự án nguồn điện hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Năm nay, khoảng 1.415 MW (tại các dự án Plei Krông, A Vương, Ba Hạ, Buôn Kuốp, Bản Vẽ, Nhơn Trạch và Hải Phòng) vào chậm so với tiến độ quy định trong Quy hoạch điện VI. Các dự án nguồn đưa vào vận hành năm 2009-2010 cũng có khả năng chậm từ 6 tháng đến 1 năm, cá biệt chậm 2 năm như Nhiệt điện Mạo Khê, Vũng Áng I.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một số công trình lưới điện cũng gặp vướng mắc giải phóng mặt bằng thi công. Một số dự án điện đầu tư theo hình thức BOT, IPP cũng có nhiều khó khăn trong các bước triển khai, nguồn tín dụng…

Tuy nhiên, sau các chỉ đạo kịp thời và cụ thể của Chính phủ, tình hình triển khai các dự án điện đã có những chuyển biến nhất định như vấn đề thu xếp vốn và tài chính cho các dự án giai đoạn 2008-2015, cung cấp than dài hạn, công tác thẩm định, bổ sung quy hoạch lưới điện 220-500 kV, giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký đối với các ngân hàng thương mại, chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn các dự án điện,… EVN cũng đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, tập trung vốn cho các dự án điện, hạn chế đầu tư ra ngoài...

Tháo gỡ từng trường hợp vướng mắc cụ thể

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, dù đã có những chuyển biến nhất định nhưng nhìn chung, tình hình triển khai các dự án điện trong Quy hoạch điện VI đang chậm.

“Dù tình trạng thiếu vốn, chủ trương kiềm chế lạm phát có ảnh hưởng nhiều tới tiến độ thi công của tất cả các dự án, công trình nói chung, nhưng điện - được coi là hạ tầng thiết yếu, phục vụ trực tiếp tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn là một trong những lĩnh vực không được tiết giảm, không thể lùi tiến độ thêm nữa”, ông Hoàng Trung Hải nói.

Phó Thủ tướng nêu rõ yêu cầu khắc phục tình trạng kế hoạch, dự án đưa ra nhiều mà thiếu giải pháp thực hiện khả thi vốn là nguyên nhân chính của tình trạng chậm tiến độ hiện nay. Các chủ đầu tư phải kiên quyết, tập trung hơn trong công tác chỉ đạo, triển khai các dự án. “Vừa rồi, các chủ đầu tư dường như hơi bị “phân tâm”, Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo một loạt các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các ngành, doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ Công Thương có báo cáo điều chỉnh tiến độ Quy hoạch, trên cơ sở đó đề xuất cân đối lại các dự án, nguồn lực đầu tư. Đồng thời, nhanh chóng lập và phê duyệt các quy hoạch Trung tâm điện lực để sớm có các dự án gối đầu, chủ trì triển khai quy hoạch điện hạt nhân, đẩy mạnh triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng mới và tái tạo, Đề án tiết kiệm điện và Luật tiết kiệm điện năng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai sớm chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn những dự án điện theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ nhằm tập trung nguồn lực cho các dự án. Đồng thời, tới đây EVN có báo cáo riêng những khó khăn về vốn để Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại liên quan xem xét, tháo gỡ từng trường hợp vướng mắc cụ thể, trường hợp cần thiết có thể báo cáo lên Chính phủ.

Các chủ đầu tư dự án điện khác cũng cần tập trung vào các dự án còn khó khăn hiện nay, rà soát tiến độ, giao ban và báo cáo Chính phủ thường xuyên trên tinh thần “ưu tiên tối đa nguồn vốn, cân nhắc khả năng thực hiện, sẵn sàng chia sẻ, thu hút nguồn đầu tư khác”.

(Theo VietNamNet)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw