Xây dựng nông thôn mới ở Văn Chấn: Phương thức hoạt động phù hợp, hiệu quả

YBĐT - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn (Yên Bái), đội ngũ công nhân viên chức - lao động (CNVC-LĐ) luôn đồng hành với nhân dân các dân tộc thi đua lao động sản xuất, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, Văn Chấn còn không ít khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,5%.

Trước thực trạng trên, Công đoàn huyện Văn Chấn đã có nhiều hình thức hoạt động trong phong trào thi đua liên kết phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

Công đoàn huyện Văn Chấn đang quản lý, chỉ đạo 42 công đoàn cơ sở (CĐCS) và một công đoàn cấp trên cơ sở với trên 2.200 đoàn viên. Đồng chí Lò Thị Thúy Nga Chủ tịch LĐLĐ huyện Văn Chấn cho biết: "Ngoài chức năng chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho CNVC-LĐ, Công đoàn huyện tập trung chỉ đạo chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới". Mặc dù Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho Chương trình 134, 135, xóa phòng học tạm... nhưng phía sau các công trình điện - đường - trường - trạm, cuộc sống của một bộ phận người dân và cán bộ CNVC-LĐ công tác ở vùng cao, vùng sâu còn quá chênh lệch so với các xã vùng thấp, thị trấn. Đó chính là điểm xuất phát cho Công đoàn huyện lựa chọn phương thức hoạt động phù hợp.

 Trước hết, tổ chức công đoàn có nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên nâng cao nhận thức việc xây dựng nông thôn mới thì ngoài lợi ích về kinh tế còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc giữa đội ngũ công nhân, nông dân, trí thức trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, Công đoàn huyện bám sát kế hoạch phát triển từng vùng kinh tế của địa phương để chỉ đạo CĐCS có nội dung hoạt động phù hợp và hiệu quả. Trên mặt trận sản xuất nông, lâm nghiệp có phong trào: "Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân".

Kết quả năm 2007 và 2008, Công đoàn Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với công đoàn các xã chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật yên tâm "cắm" bản, tổ chức 750 lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ, mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật về giống, cây trồng, vật nuôi cho 30.281 lượt người, trong đó có 28 lớp với 1.473 hộ nghèo thuộc 11 xã vùng cao. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái là 40 triệu đồng đã ủng hộ nông dân 2 máy cày, 1 nồi chưng cất tinh dầu quế ở 3 xã: Sơn Thịnh, Thanh Lương, An Lương; trợ giúp 35 triệu đồng cho 5 gia đình chính sách ở xã Nậm Mười mua trâu để vỡ đất khai hoang.

Mặt khác, Công đoàn huyện Văn Chấn chỉ đạo công đoàn khối cơ quan kết nghĩa với công đoàn xã làm công tác dân vận phát triển "mạch máu" giao thông thôn bản. Năm 2008, ngoài sự đầu tư của Nhà nước là 16,404 tỷ đồng đã huy động sức dân về ngày công lao động 4,838 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn. "Mạch máu" giao thông thông suốt, mở rộng đã thức dậy tiềm năng, thế mạnh ở mỗi vùng dân cư như: quế An Lương, chè cổ thụ Suối Giàng, chè Shan Nậm Búng, cà chua không hạt Phù Nham, gạo nếp Tú Lệ, cam sành Nghĩa Tâm...

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho thầy và trò nâng cao chất lượng dạy và học, Công đoàn huyện cùng Công đoàn Phòng Giáo dục - Đào tạo vận động CNVC-LĐ quyên góp gần 500 triệu đồng để làm 3 nhà công vụ cho giáo viên, 2 nhà ở cho học sinh bán trú dân nuôi tại 3 xã: Sùng Đô, Nậm Mười, An Lương; hỗ trợ 85 triệu đồng xây nhà cấp bốn, xóa  nhà tạm cho 5 gia đình đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chương trình "Mái ấm công đoàn - ấm tình người lao động" đã có sức lan tỏa trong hệ thống công đoàn.

Với sự quan tâm của Liên đoàn Lao động tỉnh và Tạp chí Văn nghệ Công nhân thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn huyện đã tiếp nhận 85 triệu đồng làm bếp, xây bể nước, sắm 80 chiếc giường sắt hai tầng cho học sinh bán trú ở xã Nậm Mười. Người dân nơi đây cũng được nhận 100 lá cờ Tổ quốc để treo trong những ngày lễ, tết.

Phong trào thi đua liên kết phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được Công đoàn huyện Văn Chấn bắt nhịp, vận dụng đúng hướng, góp phần cùng nông dân từng bước đổi thịt thay da trên mỗi miền quê. Đó là điều hết sức đáng mừng.

P.Q

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 30 địa phương

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện 30/34 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Dù đã có vắc xin, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chủ quan, làm gia tăng nguy cơ dịch lan rộng trong mùa mưa bão.

fb yt zl tw