Giá gas tăng chóng mặt ở đại lý

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/2/2009 | 12:00:00 AM

Giá gas bán lẻ ngoài Bắc cao hơn trong Nam khoảng trên 40.000 đồng/bình. Ngoài mức giá tăng do biến động của giá thế giới thì người tiêu dùng còn phải gánh thêm mức giá bị đội lên từ các đại lý gas.

Ngày 2/2 vừa qua, giá gas trong nước đã được một số công ty quyết định áp dụng tăng giá thêm 25.000 đồng/bình gas 12 kg. Do đó, giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng của Saigon Petro, Gia đình Gas... là 215.000 đồng/bình 12 kg.

Nguyên nhân là do giá hợp đồng nhập khẩu thế giới (CP) trong tháng 2 tăng thêm khoảng 125 USD/tấn. Đây là lần thứ ba liên tiếp các công ty điều chỉnh tăng giá gas, tổng mức tăng lên tới 40.000 đồng/bình 12 kg so với cuối năm 2008.

Đại lý quyết định giá

Hầu hết các đợt tăng giá này đều được các công ty gas trong nước giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoài mức tăng giá của các công ty gas thì người tiêu dùng còn phải chịu thêm mức đội giá từ đại lý.

Tại thị trường phía Bắc, đặc biệt là những vùng nông thôn, cụ thể ngày 1/1, giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng của Hà Nội Gas đã tăng mạnh lên tới 260.000 đồng/bình. Chị Nguyễn Thị Minh, một người tiêu dùng, đã vô cùng ngỡ ngàng trước mức giá này bởi vì trước đó hai ngày, giá bán của bình gas này chỉ 240.000 đồng/bình. Lý giải việc giá gas tăng mạnh, các đại lý đều cho rằng nguồn gas khan hiếm, giá đầu vào tăng.

Như vậy, so sánh giữa hai mức giá của hai thị trường gas hiện nay thì giá bán lẻ của phía Bắc đang cao hơn khoảng trên 40.000 đồng/bình 12 kg.

Bàn về vấn đề này, một giám đốc công ty gas có thị phần phía Bắc nhận định, hiện giá gas tại thị trường này đang phải nhập cao hơn mức giá so với phía Nam. Nguyên nhân là do đối tác Trung Quốc khan hàng nên bán gas với mức giá khá cao so với một số đối tác nhập khẩu nước khác. Mức cao hơn có thể dao động khoảng 30-40 USD/tấn. Từ đây, giá gas đến tay người tiêu dùng ở thị trường phía Bắc sẽ cao hơn trong Nam.

Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng phải mua với mức giá 260.000 đồng/bình 12 kg trong khi phía Nam chỉ có 215.000 đồng/bình thì chênh lệch quá lớn. Đồng thời, mức giá này cũng cao ngay cả so với giá đầu vào.

Một điều khá đặc biệt là tại thị trường gas phía Bắc, các công ty gas ít khi quyết định mức giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng giống như phía Nam. Hầu hết các công ty chỉ đưa ra mức giá đến các đại lý, còn đại lý sẽ quyết định giá bán đến người tiêu dùng cụ thể.

Bế tắc nguồn nhập

Từ chuyện nguồn cung tại phía Bắc, rõ ràng là yếu tố đầu vào trong thời gian này cũng như thời gian sắp tới rất cần được coi trọng. Bởi mức giá bán lẻ phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung. Nguồn cung phong phú, giá đầu vào thấp thì có thể kéo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng xuống.

Hiện các công ty trong nước có thể nhập trực tiếp của đối tác nước ngoài hay lấy lại của một số đầu mối nhập khẩu là các công ty trong nước rồi phân phối lại. Điều này khiến các công ty gas được quyền lựa chọn đối tác nào đưa ra giá rẻ thì nhập. Thậm chí đại diện Gia đình Gas còn cho rằng công ty này có khi chia ra một nửa nhập của đối tác nước ngoài, một nửa nhập của đầu mối trong nước.

Nhưng việc doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia nhập khẩu thì đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ dễ bị một số đối tác nước ngoài chèn giá. Lúc bình thường, nguồn cung dồi dào, giá thấp thì không sao nhưng khi khan hàng thì họ sẵn sàng cắt hợp đồng. Vì vậy, vấn đề nhập khẩu và đảm bảo nguồn cung trong nước hay không rất cần có sự quản lý.

Theo dự thảo kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng lần bốn thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đủ điều kiện để nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu gas phải có cầu cảng thuộc sở hữu, đồng sở hữu được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu một năm để tiếp nhận tàu chở gas tối thiểu 3.000 tấn, kho tiếp nhận gas với sức chứa 2.000 m3, có 500.000 vỏ chai gas tiêu chuẩn các loại, có tối thiểu 40 đại lý kinh doanh.

Khi đó các công ty nhỏ, không đủ tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất... sẽ phải nhập lại nguồn của các công ty trong nước đảm bảo đủ điều kiện nhập khẩu. Ngoài ra, 30% nguồn cung từ Nhà máy Dinh Cố cùng khối lượng nhập khẩu của Tổng Công ty Khí góp phần đảm bảo nguồn cung.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện Văn Chấn đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân.

YBĐT - Năm 2009, huyện Văn Chấn phấn đấu đưa năng suất lúa cả năm đạt 101,5 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 52.660 tấn (thóc 41.010 tấn, ngô 11.650 tấn ). Đó là những mục tiêu không phải là quá cao, nhưng huyện không có những biện pháp, giải pháp về giống, thời vụ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi… thì rất khó hoàn thành.

Sáng nay (3/2), giá vàng trong nước giảm 10.000 đồng mỗi chỉ, xuống dưới mốc 1,85 triệu đồng/chỉ. Nguyên nhân là do nhà đầu tư tăng cường bán ra chốt lãi và giá vàng thế giới giảm mạnh.

Quầy giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh luôn đông khách.

YBĐT - Năm 2008, thiên tai liên tiếp xảy ra, đầu năm rét đậm, rét hại, cuối năm lũ, lụt tàn phá nặng nề, nền kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng, lạm phát gia tăng. Nông nghiệp nông thôn bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn về vật chất cũng như tinh thần. Các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại và nhiều lúng túng trong quá trình hội nhập. Tiềm năng thị trường huy động vốn hạn hẹp và cạnh tranh gay gắt...

Nhiều công trình thủy điện của EVN bị chậm tiến độ do thiếu vốn.

Thủ tướng vừa đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được trích tiền chênh lệch giá điện năm 2007, tương đương với khoảng 2 tháng lương để thưởng cho cán bộ công nhân viên ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục