Áp dụng giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường

Ngày 17-2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thay mặt Chính phủ chủ trì cuộc họp báo công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ðề án tăng giá điện và thông báo chủ trương thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường.

Tại Quyết định 21/2009/QÐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, từ ngày 1-3-2009, mức giá bán lẻ điện bình quân năm 2009 là 948,5 đồng/kW giờ, tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm 2008 và từ năm 2010 trở đi, giá bán điện trên toàn quốc được thực hiện trên cơ sở thị trường.

Cụ thể, bậc thang đầu tiên trong biểu giá bậc thang cho điện sinh hoạt được tính ở mức từ 1 đến 50 kW giờ. Mức bù giá cho bậc thang này bằng 35-40% giá bán điện bình quân năm nay. Giá điện cho bậc thang từ 51 đến 100 kW giờ bằng giá thành bình quân, không có lợi nhuận. Biểu giá bậc thang cho điện sinh hoạt được áp dụng thống nhất chung trong cả nước cho những vùng được cấp điện từ lưới điện quốc gia, không phân biệt giữa các tổ chức kinh doanh bán điện tại khu vực nông thôn.

Mục tiêu chính của việc điều chỉnh giá điện lần này nhằm từng bước làm cho giá điện phản ánh đúng chi phí của quá trình sản xuất, kinh doanh điện và đưa ra những tín hiệu đúng cho việc thu hút đầu tư vào ngành điện, khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất nhằm  tiết kiệm điện.

Theo cơ chế mới, giá bán điện được xem xét và điều chỉnh hằng năm theo các biến động của yếu tố đầu vào hình thành giá, bảo đảm cho các đơn vị điện lực và toàn ngành điện luôn duy trì được các chỉ tiêu tài chính ở mức chấp nhận được theo yêu cầu của các định chế tài chính, từ đó nâng cao khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, duy trì được nhịp độ đầu tư các công trình mới, từng bước bảo đảm hệ thống điện có cân bằng cung cầu tốt với dự phòng ở mức độ hợp lý, đáp ứng được tốc độ tăng nhu cầu điện, bảo đảm an ninh cung cấp điện lâu dài.

Ðánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện lần này tới phát triển kinh tế, sản xuất và đời sống nhân dân, theo các cơ quan chức năng giá bán điện được đề xuất tăng 8,92% vào năm 2009 như trên sẽ không gây tác động lớn đến sản xuất. Tổng số tiền chênh lệch do tăng giá điện trong năm 2009 bằng khoảng 0,35% GDP dự kiến. Tăng giá điện sẽ làm giảm tốc độ tăng GDP năm 2009 khoảng 0,05 đến 0,06%, trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,25 đến 0,3%.

Ðể thực hiện chính sách hỗ trợ giá của Chính phủ cho các đối tượng là các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, trong cơ chế giá điện mới, biểu giá điện sinh hoạt bậc thang vẫn được áp dụng, bậc thang đầu tiên ở mức 50kW giờ và giữ giá ở mức thấp hơn giá thành, với mức bù giá bằng 35 đến 40% giá bán điện bình quân. Theo số liệu thống kê, hiện tại cả nước có khoảng 12,1% số hộ thuộc diện nghèo, trong khi số hộ sử dụng bình quân dưới 50kW giờ/tháng trong năm 2008 ở mức 23%. Như vậy, nếu thực hiện trợ giá cho 50kW giờ ở bậc thang đầu này thì toàn bộ số hộ thuộc diện nghèo và số hộ có thu nhập thấp ở cả thành phố và nông thôn sẽ được hưởng chính sách bù giá điện của Chính phủ đồng thời cũng giảm được lượng bù giá cho các đối tượng không thuộc diện ưu tiên, từng bước thực hiện việc bù giá đúng đối tượng thuộc diện chính sách.

Ðối với các hộ sử dụng điện ở mức từ 51 đến 100kW giờ /tháng, vì cũng là các hộ cận nghèo và có thu nhập không cao nên phương án giá mới quy định giá cho bậc thang này sẽ được giữ ở mức bằng giá thành bình quân sản xuất, kinh doanh điện và ngành điện không có lãi. Từ năm 2010, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu để áp dụng cơ chế bù giá trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp tiêu thụ dưới 50kW giờ/ tháng theo hóa đơn trả tiền điện thực tế.

Về tác động đến các ngành sản xuất, dự kiến với giá điện cho sản xuất tăng khoảng 6,0 đến 7,5% (tùy theo cấp điện áp và đối tượng sử dụng), năm 2009, các ngành sản xuất phải trả thêm khoảng 2.300 tỷ đồng tiền điện, bằng khoảng 0,35% giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp năm 2009. Một số ngành công nghiệp sản xuất ba ca với chi phí tiền điện cao như cấp nước, điện phân... thì giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 3 đến 4%, đối với các ngành cán thép, xi-măng giá thành sẽ tăng thêm khoảng 0,35 đến 0,4%, ước tính khoảng từ 5.000 đến 7.000 đồng/tấn sản phẩm. Như vậy, chi phí tăng thêm cho các ngành sản xuất phổ biến ở mức dưới 1% giá thành.

Về ảnh hưởng đến chi tiêu của Nhà nước, dự kiến giá bán điện cho khối hành chính sự nghiệp năm 2009 tăng khoảng 10%, tổng chi phí tiền điện tăng thêm do tăng giá điện của các cơ quan hành chính sự nghiệp trong năm 2009 khoảng 300 tỷ đồng.

Về những tác động đến đời sống người dân, giá điện bình quân cho sinh hoạt dự kiến tăng khoảng 13%. Do giá điện cho 50 kW giờ đầu tiên vẫn được giữ ở mức giá thấp để thực hiện chính sách bù giá, nên tất cả các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp có mức sử dụng điện dưới 50kW giờ/tháng, tiền điện hằng tháng phải trả tăng thêm tối đa là 2.500 đồng/tháng, đối với các hộ sử dụng dưới 100 kW giờ/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa là 18 nghìn đồng/tháng; các hộ sử dụng dưới 200 kW giờ/tháng tiền điện phải trả thêm tối đa là 22 nghìn đồng/tháng, bằng 0,71% thu nhập của một hộ có thu nhập trung bình; đối với các hộ sử dụng 300kW giờ/tháng, tiền điện phải trả thêm vào khoảng 28 nghìn đồng/tháng; các hộ sử dụng 400 kW giờ/tháng số tiền phải trả thêm sẽ là 32 nghìn đồng/tháng.

* Theo Quyết định mới của Chính phủ, từ năm 2009 sẽ áp dụng biểu giá điện bậc thang cho điện sinh hoạt nông thôn đối với mọi loại hình tổ chức kinh doanh điện bán lẻ. Qua khảo sát thực tế, hiện nay ở nông thôn, nhiều đơn vị kinh doanh bán lẻ điện đang bán điện cho các hộ dân nông thôn với giá cao hơn mức giá trần 700 đồng/ kW giờ do Chính phủ quy định làm cho cơ chế chính sách hỗ trợ giá điện của Chính phủ đối với nông thôn thực chất không có hiệu quả mà chỉ mang lại lợi nhuận cho các tổ chức bán lẻ điện. Cũng theo điều tra mới đây của các cơ quan chức năng, có đến hơn 50% số hộ dân nông thôn đang sử dụng ở mức trung bình dưới 50 kW giờ/tháng. Vì vậy, nếu tiếp tục áp dụng mức giá trần hiện hành cho điện nông thôn ở mức 700đồng/ kW giờ với mức tiêu thụ thấp như hiện nay thì thực tế các hộ dân nông thôn sẽ phải trả giá điện cao hơn so với các hộ dân ở khu vực đô thị.

Ðể thực hiện việc bán lẻ điện theo giá bậc thang, các tổ chức kinh doanh bán lẻ điện nông thôn cần phải điều chỉnh lại quy trình quản lý, hạch toán kinh doanh bán điện đạt các tiêu chuẩn như: phải có giấy phép hoạt động điện lực, phải có sổ sách kế toán theo đúng quy định; lắp đặt công-tơ và ký hợp đồng mua bán điện tới khách hàng sử dụng điện, hằng tháng phải phát hóa đơn tiền điện cho khách hàng. Với việc áp dụng giá bán lẻ điện bậc thang cho điện nông thôn, giá bán buôn điện nông thôn sẽ được điều chỉnh theo hướng giá bán buôn của các bậc thang sẽ được tính từ giá bán lẻ bậc thang giảm trừ một tỷ lệ thích hợp cho tổn thất điện năng trên lưới và chi phí hợp lệ liên quan tới quản lý vận hành lưới điện nông thôn.

Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh điện nông thôn đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi sang áp dụng giá bán điện bậc thang, từng bước đưa hoạt động kinh doanh bán lẻ điện nông thôn vào nền nếp, Chính phủ sẽ cho phép các tổ chức này có một thời gian chuyển tiếp. Trong thời gian chuyển tiếp, khi các tổ chức kinh doanh điện nông thôn chưa đủ điều kiện thực hiện, tạm thời cho phép tiếp tục áp dụng giá trần 700 đồng/kW giờ. Sau ngày 1-9-2009, nếu các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện nông thôn không đáp ứng các điều kiện cần thiết thì UBND tỉnh chỉ đạo để các đơn vị này bàn giao cho các công ty điện lực tiếp nhận, đầu tư nâng cấp và bảo đảm bán điện trực tiếp tới người dân nông thôn.

Tại các địa bàn chưa có điện lưới quốc gia, để cấp điện cho dân, khi có các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng và kinh doanh bán lẻ điện, đơn vị bán lẻ điện có thể đề xuất mức giá bán, trên nguyên tắc bảo đảm kinh doanh, trình UBND cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của Bộ Công thương.
 
(Theo NDĐT)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những công trình kiến tạo tương lai

Những công trình kiến tạo tương lai

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, tỉnh Lào Cai (mới) trở thành cực tăng trưởng quan trọng ở khu vực, đồng thời giữ vai trò trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã và đang được triển khai, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và đột phá của tỉnh trong tương lai.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw