Lời giải nào cho sản xuất rau xanh

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Từ cuối năm 2008 đến những tháng đầu năm 2009 này người trồng rau xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái nói riêng và người trồng rau toàn tỉnh nói chung liên tục gặp khó khăn. Lúc rau xanh đắt giá thì lại không có bán khi rau trồng lên xanh tốt vào vụ thu hoạch rau lại rẻ như cho, rẻ đến mức không đủ công cho thu hoạch chưa nói đến công chăm sóc, giống phân bón. Rau chặt làm thức ăn cho gia súc cũng không xuể, người nông dân đành ngậm ngùi bỏ rau thối ngoài ruộng đến là xót xa.

Ng­­ười trồng rau rất vất vả nhưng lại không có quyền quyết định giá cả!
Ng­­ười trồng rau rất vất vả nhưng lại không có quyền quyết định giá cả!

Đành rằng sản xuất rau xanh, rau sạch trong thời gian vừa qua gặp nhiều bất lợi do có thời điểm cung đã vượt cầu, bởi những diện tích ruộng ngập lụt chuyển sang trồng rau. Nhưng có một thực tế là người trồng rau vẫn chưa nhậy bén với thị trường, su hào, bắp cải, rau cải là những loại rau rễ trồng nhất thì nhà nào cũng trồng, trong khi đó các loại rau cao cấp gần như bỏ ngỏ.

Một vấn đề nữa là thời vụ không được bố trí hợp lý, do là trồng tự phát, cứ thu hoạch hết lứa rau này song là cả làng, cả vùng lại trồng lứa rau khác mà không trồng luân canh, gối vụ. Vùng rau Tuy Lộc thành phố Yên Bái có diện tích vài chục ha đất, bà con có nghề trồng rau cả chục năm nay và cũng là nơi cung cấp lượng lớn rau cho khu vực thành phố thế nhưng vào vụ cả vùng xanh ngát rau, đến vụ thu hoạch chừng 15-20 ngày là cả vùng lại trơ đất.

Những ngày đầu tháng 3 này giá rau xanh tăng cao, xu hào trên 5 ngàn đồng/1kg, bắp cải 4 ngàn đồng/kg cả vùng rau Tuy Lộc lại không có rau mà bán. Trong khi, chỉ trước thời điểm đó giá rau rớt giá thê thảm, bắp cải 500 đồng/kg, xu hào cũng tương tự thì cả cánh đồng rau vào vụ thu hoạch. Rõ ràng việc làm tự phát, không tính toán, làm theo phong trào không thể hiệu quả được! Người nông dân vất vả, lam lũ nơi ruộng đồng làm ra sản phẩm nhưng không phải là người tự quyết định được giá cả sản phẩm của mình và thị trường!
      

Đã sản xuất rau xanh, rau sạch, để phát triển kinh tế gia đình không thể sản xuất đại trà theo kiểu mạnh ai người ấy làm được, mà cần áp dụng những quy trình từ khâu chọn giống, làm đất, chăm sóc... rất nghiêm ngặt. Quan trọng hơn là phải có một nhóm hộ, hay thành lập một HTX, công ty đứng ra đầu tư, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời chọn giống, hướng dẫn các quy trình sản xuất theo hướng luôn canh, gối vụ phù hợp.

Đối với sản xuất rau xanh, thiết nghĩ các huyện, xã, ngành Nông nghiệp cần có cuộc "cánh mạng" chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng. Như chúng ta đã biết, thị trường tiêu thụ rau xanh trong tỉnh rất lớn, quá trình trồng rau xanh thông thường cũng không quá phức tạp, vậy tại sao vẫn không hiệu quả, không cạnh tranh được giá cả!

Trong khi đó hàng ngày các tư thương vận chuyển rau từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, thậm chí rau từ Trung Quốc đem về phải vận chuyển hàng trăm km đường, cước vận tải chiếm nửa giá thành mà người trồng rau vẫn sống được. Trong khi đó người trồng rau Yên Bái không phải lo cước vận chuyển tại sao cạnh tranh được?

Cái chính là người trồng rau Yên Bái vẫn chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh tạo năng suất, sản lượng lớn, chưa biết liên kết nhau lại để thiết lập thị trường, giá cả. Từ trước đến nay giá cả vẫn do các người buôn rau lập ra chẳng ai quy định và định giá, còn thị trường thì rộng lớn, cơ cấu trong bữa ăn hàng ngày từ gia đình giầu có đến gia đình bình thường thì rau xanh vẫn cứ hiện diện trong bữa ăn. Hơn ai hết các gia đình trồng rau cần liên kết nhau lại và sản xuất các loại rau hàng hoá theo kế hoạch, thời vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Thanh Phúc


Các tin khác
12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Khách hàng sẽ được gia hạn nợ đến hết năm nay.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Suối Giàng được sản xuất đúng quy trình cho chất lượng cao.

Phát huy lợi thế địa phương, một hợp tác xã đến 90% thành viên là người dân tộc Mông đã biết khai thác, chế biến để vừa nâng cao giá trị sản phẩm Shan tuyết chè cổ thụ vừa nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, trở thành điểm sáng trong khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái. Đó là Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục