Thành công nhờ biết huy động sức dân

YBĐT - Với mục tiêu tiếp tục phát triển giao thông góp phần đẩy nhanh kinh tế - xã hội địa phương phát triển, trong những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Lục Yên (Yên Bái) đã trở thành việc làm thường xuyên của nhân dân.

Có mặt tại tuyến đường liên thôn Bó Mạ - Loong Xe (xã Vĩnh Lạc) mới thấy không khi hăng hái làm đường của người dân cả hai thôn để nâng cấp, mở rộng tuyến đường. Ông Hoàng Kim Thắng - thôn Bó Mạ vui mừng cho biết: “Mở rộng tuyến đường Bó Mạ - Loong Xe là mong ước của tất cả mọi người dân chúng tôi. Đường được nâng cấp sẽ tạo thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Trước đây, việc vận chuyển cây giống, phân bón hay thu hái nông sản của bà con 2 thôn gặp rất nhiều khó khăn. Đường nhỏ, trơn trượt nên các loại phương tiện giao thông rất khó  đi lại.

Từ các công đoạn gieo cấy, chăm sóc đến thu hoạch đều phải dùng sức người. Bây giờ, nghe xã vận động trước hết cần mở rộng đường để sau này nhà nước hỗ trợ làm đường bê tông, tất cả người dân chúng tôi đều hoàn toàn ủng hộ. Tại nhiều địa phương trung bình mỗi hộ đóng góp thêm 200.000 đồng nhưng nếu được nhà nước hỗ trợ làm đường thì bảo góp thêm, người dân 2 thôn cũng tự nguyện đóng góp”.

Niềm mong ước có đường bê tông để thuận tiện đi lại không chỉ là nỗi niềm riêng của người dân 2 thôn Bó Mạ, Loong Xe mà còn là nỗi niềm chung của hơn 160 hộ dân các thôn: Làng Tả, Yên Phú (xã Vĩnh Lạc) khi đầu năm 2009, cả 2 thôn này đã được nhà nước hỗ trợ bê tông hoá lần lượt 535m và mở 500m đường giao thông.

Mặc dù bình quân mỗi người dân trong độ tuổi lao động đã góp từ 190.000 – 220.000 đồng nhưng để tạo điều kiện cho mơ ước về những con đường bê tông nhanh chóng trở thành hiện thực, các hộ gia đình ông Triệu Quang Hải, Hoàng Văn San, Triệu Văn Đinh, Triệu Văn Bắc, Triệu Văn Dương... ở thôn Làng Tả còn tình nguyện hiến từ 120 -  250 m2 đất vườn và đóng góp hàng chục ngày công, nguyên vật liệu để cùng với nhà nước mở đường.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai minh bạch các khoản đóng góp nên năm 2008 và 4 đầu năm 2009, người dân Lục Yên đã cùng với các cấp chính quyền làm được trên 14 km đường bê tông với tổng nguồn vốn dân góp đạt trên 3,6 tỷ đồng. Ngoài ra, tại nhiều xã, thị trấn, người dân đã tranh thủ thời điểm nông nhàn, thời tiết thuận lợi tham gia đóng góp hàng ngàn ngày công làm đường.

Nhờ có sự đầu tư đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đến nay, Lục Yên đã có 118 km đường tuyến huyện  247,2 km đường tuyến xã đảm bảo nhu cầu đi lại thuận tiện cho nhân dân, 19 cống ngầm, 22 cầu treo và cầu bê tông cốt thép.

Tất cả 24 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm, chất lượng đường ngày càng được nâng lên. Hiện nay, huyện có 43,6 km đường được bê tông xi măng, 25,6 km đường đá nhựa, 55,3 km đường đá dăm còn lại 250 km đường cấp phối và đường đất. Dự tính đến hết năm 2009, Lục Yên sẽ có thêm 12 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá là: các tuyến tại xã Vĩnh Lạc, Mường Lai, Khánh Thiện, Minh Tiến, Lâm Thượng, Minh Chuẩn, Tân Lĩnh... và 14 km đường được tu sửa, nâng cấp.

Ông Nguyễn Nguyên Đúng - Phó phòng Công thương huyện Lục Yên cho biết: Những năm gần đây, phong trào làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đạt được rất nhiều kết quả đáng mừng. Người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Đến nay Lục Yên đã cơ bản hoàn thành xong việc khắc phục hậu quả bão lũ trên các tuyến đường bị ảnh hưởng.

Đồng thời, sửa chữa, mở rộng hàng chục km đường dân sinh, đường nội đồng và thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường giao thông. Riêng việc phát triển đường giao thông nông thôn, đến nay huyện chúng tôi đã hoàn thành gần 50% kế hoạch.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân tham gia và tích cực chỉ đạo các địa phương nỗ lực hoàn thành kế hoạch trong quý IV năm 2009, Lục Yên sẽ tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, kêu gọi sự ủng hộ của các thành phần kinh tế cùng nhân dân đóng góp mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, liên thôn. Thực hiện kiên cố hoá đường đến đâu hoàn công đến đó và đưa vào quản lý, bảo vệ duy trì tuổi thọ của công trình nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông đi lại của người dân trong cả mùa mưa lũ.

Đức Thành

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw