Thăng trầm cây quế

YBĐT - Hơn chục năm trở lại đây, cứ vào vụ thu hoạch quế, nông dân Văn Yên (Yên Bái) lại thấp thỏm lo âu mất giá. Giá quế không cải thiện trong khi tiền, công đầu tư thì ngày một lớn, khiến đời sống người trồng quế còn gặp nhiều khó khăn. Đã có lúc, người trồng quế tính chuyện chặt quế để trồng các loại cây khác.

Thị trường bấp bênh

Với trên 15.600 ha, cây quế gắn bó với đồng bào người Dao hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, chục năm trở lại đây, cây quế đang dần mất đi vị thế kinh tế chủ lực khi mà giá cả luôn phập phù, nhiều khi còn thấp hơn so với công sức đầu tư của người dân, khiến người trồng quế lâm vào cảnh khó khăn.

Năm 2009 cũng vậy, sự “đỏng đảnh” của thị trường làm cho giá quế tươi chỉ 5.000đồng-6.000/kg, còn giá quế khô  trung bình 11.000 đồng-12.000 đồng/kg. Thời điểm cuối tháng 5, vào các làng người Dao không khí rất trầm lắng. Cái cảnh nhà nhà nô nức lên đồi bóc quế, phơi quế, rồi đem đi bán không nhộn nhịp như xưa. Xã Đại Sơn với 632 hộ dân, trong khi toàn xã chỉ có 81,8 ha ruộng nước nên người dân sống chủ yếu dựa vào 1500 ha quế.

Ông Lý Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn: Giá quế tươi 5.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng quế thực sự không có lãi. Trồng quế sau 7 năm mới cho thu tỉa và ít nhất phải 10 năm sau mới được thu bán từ vỏ quế, sương quế, lá quế cũng chỉ thu được 50-60 triệu đồng/ha. Như vậy, bình quân mỗi năm người trồng quế chỉ thu được 6 triệu đồng, trong khi đó trồng 1 ha cây keo chỉ trong vòng 5-6 năm đã có 60-70 triệu đồng.

Ở đây, nhà ít cũng có 1-2 ha quế nhà nhiều có đến cả chục ha và sản lượng khoảng 700 tấn quế vỏ khô/năm và cùng với tận thu gỗ, lá, cành cũng thu về trên 8 tỷ đồng. Nhưng với giá quế thấp như hiện nay khiến mỗi năm xã có đến gần 300 hộ thiếu ăn.

Tìm đầu ra cho quế

Bài toán đầu ra ổn định cho sản phẩm quế được đặt ra từ khá lâu, nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm được lời giải hữu hiệu. Người trồng quế luôn phải tự tìm nơi tiêu thụ và không thể tự định giá cho sản phẩm của mình. Hiện nay, đầu mối tiêu thụ quế ở Văn Yên chủ yếu do các doanh nghiệp hay nói chính xác là các đại lý, hộ tư thương thu mua rồi lại đem bán cho các công ty, các doanh nghiệp khác kiếm lãi.

Giá cả hoàn toàn do tư thương áp đặt, khi tìm kiếm được thị trường thì họ mua với giá cao, khi không có thị trường thì giá thấp. Những năm gần đây, việc phát triển quế tràn lan, giống cây không đảm bảo dẫn đến chất lượng quế rất kém, vỏ mỏng hàm lượng tinh dầu ít khiến giá quế thấp.

Thăng trầm cây quế ảnh 1

632 hộ dân ở xã Đại Sơn trông dựa vào 1.500 ha quế.

Trước thực trạng đó, tỉnh và huyện Văn Yên đã nỗ lực hết mình tìm hướng đi cho cây quế. Huyện đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua và tiêu thụ sản phẩm nhưng cho đến nay mới có doanh nghiệp Đạt Thành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế công nghiệp nhưng chỉ thu mua  cành, lá là chính.

Trên địa bàn cũng có khá nhiều doanh nghiệp thu mua, chế biến nhưng vẫn ở dạng chế biến thô nên giá trị của sản phẩm quế vẫn ở mức thấp. Huyện cũng đã định hướng xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quế Văn Yên bằng việc xác lập Quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên; quy hoạch lại vùng trồng quế tập trung vào các xã vùng cao; triển khai Đề án giữ lại diện tích quế có đường kính 30 cm trở lên, chiều cao 15 m ở các xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Xuân Tầm  nhằm bảo tồn nguồn giống quế và làm tiền đề để phục vụ du lịch sinh thái. Đó là cơ sở để các sản phẩm quế Văn Yên được quảng bá rộng rãi, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị cao.

Tuy vậy, để cây quế phát triển bền vững, tỉnh, huyện vẫn cần có chính sách hỗ trợ trong khâu tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh thì mới có khả năng nâng cao giá trị cho sản phẩm quế và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Cùng với đó, cần nghiên cứu đưa các giống quế có năng suất, chất lượng cao vào trồng, cây giống cần kiểm soát một cách nghiêm ngặt.

Ngoài việc sản xuất sản phẩm quế thô thì cần kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư đa dạng các sản phẩm từ vỏ quế, thân quế như: hàng mỹ nghệ, tăm răng, lót giầy, nhang quế… tạo việc làm và nâng cao giá trị sản phẩm từ cây quế.

Văn Thông

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

Thị trường xe máy xăng 'rục rịch' giảm giá trước 'giờ G'

Thị trường xe máy xăng 'rục rịch' giảm giá trước 'giờ G'

Trước lộ trình cấm xe xăng từ 1/7/2026 tại Hà Nội, thị trường xe máy Việt Nam đang chứng kiến một đợt giảm giá của nhiều mẫu xe xăng của các thương hiệu lớn như Honda, Yamaha. Đây được xem là bước đi “xả hàng” nhằm thu hồi vốn trước khi thị trường chuyển dịch mạnh sang xe điện.

Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 2-7-2025 không chỉ nhằm cụ thể hóa Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tháo gỡ những vướng mắc trong cấp phép, đấu giá, kiểm soát sản lượng và bảo vệ môi trường.

fb yt zl tw