Thanh niên làm kinh tế và nỗi băn khoăn về vốn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong mấy năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Tuy nhiên, với thanh niên Yên Bái, đặc biệt là thanh niên đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng cao do trình độ nhận thức còn hạn chế, chưa được tiếp cận nhiều với những nguồn vốn vay ưu đãi nên hiệu quả phát triển kinh tế còn thắp và số lượng người tham gia xây dựng mô hình kinh tế chưa nhiều.

Sùng Tồng Plua bên hệ thống ao nuôi ếch.
Sùng Tồng Plua bên hệ thống ao nuôi ếch.

Trăn trở từ những mô hình

 

Được xem là một trong những thanh niên thiểu số điển hình trong phong trào lập thân, lập nghiệp của tuổi trẻ vùng cao, Sùng Tồng Plua, thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn) không nhớ mình đã thất bại biết bao lần với bao mô hình kinh tế. Để có được cơ ngơi như hôm nay, PLua đã phải chạy đôn chạy đáo mới vay được vốn để phát triển kinh tế. Do năng nổ trong các phong trào Đoàn của thôn, xã, Plua được bầu làm bí thư chi đoàn kiêm công an viên của thôn. Để vực dậy phong trào Đoàn, Plua đã mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến muốn phong trào Đoàn mạnh thì việc trước tiên là đời sống mỗi đoàn viên thanh niên (ĐVTN) phải ổn định. Từ những suy nghĩ ấy, Plua đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình. Gom nhặt vốn liếng của gia đình, vay mượn anh em và tín chấp qua Ngân hàng Chính sách xã hội được 7 triệu đồng, Plua mua được 50 con ếch giống và cải tạo diện tích hơn 300 m2 ao nuôi.

 

Qua một năm thấy hiệu quả, Plua quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi và có nhu cầu vốn khoảng 30 triệu đồng. Vốn cần để đầu tư phát triển sản xuất thì lớn song về phía cơ sở và huyện không thể giải quyết được, bởi cơ chế hỗ trợ vốn cho ĐVTN quá ít. Mô hình phát triển kinh tế của Plua được đông đảo ĐVTN trong và ngoài tỉnh đến thăm quan học tập kinh nghiệm của chàng thanh niên người Mông. Mong muốn của Plua sẽ mở rộng quy mô phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi và đồi rừng, song, Plua vẫn còn nhiều trăn trở về vốn.

 

Với Lý Minh Hiền, dân tộc Dao, Bí thư chi Đoàn thôn Nậm Kịp xã Nậm Lành (huyện Văn Chấn) cũng vậy. Hiền có điều kiện kinh tế hơn Plua trước khi ra ở riêng. Song, để làm giàu, Hiền cũng không khác gì Plua trong nỗi băn khoăn thiếu vốn. Sẵn có đồng cỏ, đất rộng, Minh Hiền chọn mô hình nuôi bò thịt là hướng đi chính, nhưng số tiền tích góp không đủ mua được một con bò. Chạy đôn chạy đáo, cuối cùng Hiền đã vay được 5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với việc thế chấp sổ đỏ của gia đình. Dồn tất cả vốn liếng cộng với 5 triệu đồng vay được, anh đã mua 2 con bò giống. Từ năm 2000, đến nay đàn bò của gia đình anh đã có 10 con, trong 8 năm qua anh đã bán được 5 con bò thu lãi cả chục triệu đồng. Hiền cho biết ý định làm giàu của gia đình không dừng lại tại đó mà mong muốn nuôi thêm dê và trồng rừng kinh tế, song vốn ít, muốn vay thêm với lãi suất ưu đãi quả là khó bởi nếu trồng rừng kinh tế ít nhất phải 5 – 7 năm mới cho thu hoạch, nuôi dê cũng phải hai năm.

 

Được biết, vốn hỗ trợ tạo việc làm cho ĐVTN có thể cho vay tối đa đến 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, song phải qua thẩm định, đánh giá về hiệu quả của mô hình thực hiện thì nguồn vốn mới có thể được giải ngân và nguồn vốn ấy chỉ giới hạn cho một vài mô hình cụ thể. Chính bởi thế mà những mô hình nuôi cá, trồng cam, chăn nuôi lợn của ĐVTN Nguyễn Tiến Dũng ở thị trấn Nông trường Trần Phú; mô hình trồng rừng kinh tế, chăn nuôi gia súc, ươm cây giống của ĐVTN Phạm Hữu Khánh ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ... đều lâm vào tình trạng thiếu vốn để mở rộng quy mô phát triển kinh tế. Cho nên, những mô hình ấy trong nhiều năm qua không phát triển và nhân rộng được mô hình nào mới, thanh niên nông thôn nghèo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

 

Cần có cơ chế cho vay vốn hợp lý hơn.

 

Huyện Văn Chấn có 7.500 đoàn viên, chiếm khoảng 60% lực lượng lao động chính, trong đó trên 70% thanh niên là dân tộc thiểu số. Rất ít thanh niên vùng cao có được việc làm ổn định nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Thiếu vốn và thông tin khiến thanh niên nông thôn không đủ sức bật để phát triển kinh tế. Được biết năm 2008, Huyện đoàn Văn Chấn đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh tổ chức 2 lớp tư vấn và giới thiệu việc làm cho cho 200 ĐVTN các xã vùng ngoài và 400 đoàn viên học sinh khối 12 Trường THPT Văn Chấn; phối hợp cùng Trung tâm Dạy nghề huyện, cán bộ khuyến nông viên cơ sở và Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh mở 10 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 300 lượt ĐVTN. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, Huyện đoàn đã phối hợp cùng các đơn vị Đoàn trường THPT Sơn Thịnh, THPT Văn Chấn, Đoàn xã Nghĩa Tâm, Bình Thuận tổ chức 4 buổi tư vấn việc làm, định hướng nghề nghiệp cho trên 600 ĐVTN, học sinh và thanh niên nông thôn; phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên Trung ương Đoàn, mở 1 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản cho 30 ĐVTN tại xã Thượng Bằng La...

 

Bên cạnh đó, Huyện đoàn còn hướng dẫn 12 cơ sở Đoàn, các tổ tiết kiệm vay vốn thuộc các cơ sở đoàn ký uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiến hành giải ngân được 4 tỷ đồng, trong đó các đối tượng thanh niên được vay gần 1 tỷ đồng. Trong năm 2008, Huyện đoàn đã giải ngân được 1tỷ đồng, nâng tổng số dư nợ lên trên 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn đó vẫn còn thấp so với số lượng thanh niên cần có vốn, bởi bình quân mỗi năm Huyện đoàn chỉ giải ngân được 1 tỷ đồng. Nếu lấy 1 tỷ chia đều cho 7.500 đoàn viên ở 56 cơ sở, chi đoàn trực thuộc thì bình quân mỗi năm, một đoàn viên chỉ được vay hơn 1,3 triệu đồng, trong khi ĐVTN đang có ý tưởng phát triển kinh tế thành quy mô lớn.

 

Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015 của Chính phủ đã được phê duyệt sẽ là điều kiện thuận lợi để thanh niên vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. Hiện tại các tổ chức Đoàn các cấp trong toàn tỉnh đang gấp rút triển khai thực hiện những nội dung được hướng dẫn. Trước mắt, sẽ có nhiều thanh niên có được việc làm từ những nghề học được, song để làm được vấn đề này, trước hết cần nâng cao trình độ, giải quyết tốt nhu cầu vốn vay cho thanh niên để sau khi học nghề trở về địa phương, với số vốn được vay, ĐVTN có thể phát huy hiệu quả được nghề mình học, vươn lên làm giàu.

 

Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Xã Dế Su Phình (huyện Mù Cang Chải) có 6 thôn, bản với 341 hộ, 100% là dân tộc Mông. Nguồn thu nhập của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao.

Tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước là 181.000 tỷ đồng.

Dù được đánh giá là vẫn "ăn nên làm ra" trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song theo kết quả kiểm toán năm 2008 tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn lên tới 181.000 tỷ đồng.

Chăm sóc ngô của đồng bào người Mông Suối Giàng (Văn Chấn). (Ảnh Thanh Miền)

YBĐT - Gia đình chị Bàn Thị Linh, dân tộc Dao là một trong những hộ nghèo của xã Lâm Giang (huyện Văn Yên). Mặc dù làm nông nghiệp nhưng cũng giống nhiều hộ khác trong thôn 9 – một thôn đặc biệt khó khăn của xã, nhà chị Linh không có ruộng. Cuộc sống của vợ chồng chị và 3 đứa con chủ yếu trông vào vài sào đất đồi, mỗi năm trồng 2 vụ ngô và ít cây màu khác. Chị Linh cho biết: “May mà còn có cây ngô nên gia đình tôi đã duy trì được cuộc sống, chứ không thì gia đình chẳng biết trông vào đâu”.

Mặc dù đến nay toàn huyện Văn Yên có trên 554 ha chè, trong đó có 196 ha chè lai, chè nhập nội, còn lại 357 ha chè giống cũ, già cỗi, trồng nhỏ lẻ do vậy năng suất chỉ đạt trên 50 tạ/ha, chất lượng búp không đáp ứng cho chế biến, người dân chưa thể sống bằng cây chè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục