Vì sao chè trồng mới không đạt kế hoạch?

YBĐT - Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng chè, trong vài năm trở lại đây, Yên Bái có Đề án trồng mới, trồng cải tạo giống chè già cỗi bằng giống nhập nội chất lượng cao. Để tạo động lực và giúp nông dân thực hiện có hiệu quả, tỉnh có chính sách hỗ trợ 5 triệu đồng/ha trồng mới, trồng cải tạo, thay thế. Tuy nhiên, việc trồng mới diện tích chè liên tục gặp khó khăn và không hoàn thành kế hoạch.

Năm 2009, kế hoạch toàn tỉnh trồng mới, trồng cải tạo 510 ha (trồng mới 160 ha, trồng cải tạo, thay thế 350 ha)và các địa phương đều “quyết tâm” nhưng đến ngày 5/11 mới trồng được 306 ha (đạt 60% kế hoạch), trong khi thời vụ trồng chè gần như đã khép lại. Theo ngành nông nghiệp, dù có cố gắng đến mấy thì hết năm cũng chỉ trồng được 342ha, đạt 67% kế hoạch. Như vậy, chỉ tiêu trồng chè năm 2009 sẽ không đạt kế hoạch đề ra, từ trồng cải tạo thay thế đến trồng mới. Riêng chỉ tiêu trồng mới đạt rất thấp. Chỉ tiêu giao, đăng ký 160 ha, giống đã chuẩn bị nhưng mới trồng được 12 ha/160 ha. Huyện Lục Yên được giao trồng mới 60 ha chè nhập nội, đến nay mới trồng được 12 ha. Huyện Văn Chấn giao trồng mới 100 ha chè Shan giâm cành, vẫn không trồng được cây nào.

Tại sao việc trồng mới chè không đạt kế hoạch đề ra. Phải chăng ngành nông nghiệp xây dựng kế hoạch không sát thực tế, hay thiếu giống, thiếu đất? Qua tìm hiểu cho thấy, các chủ vườn ươm đã chuẩn bị 1600 bầu chè Shan giâm cành và 1.500 bầu chè giống Kim Tuyên bảo đảm đủ giống. Diện tích đất cũng đã được các huyện thiết kế, quy hoạch cụ thể, chi tiết, đảm bảo đủ cho trồng mới. Có một phần lý do, trong năm 2008 và 2009, sản xuất kinh doanh chè gặp nhiều khó khăn, giá chè nguyên liệu thấp, ở mức bình quân 2.300 đồng/kg búp nguyên liệu và với giá đó chỉ đủ chi phí cho chăm sóc và thu hái, nên người dân không mặn mà lắm với việc trồng thêm diện tích. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính dẫn đến trồng chè không đạt kế hoạch, ở huyện Lục Yên và Văn Chấn trước tiên phải nói đến sự chỉ đạo thiếu quyết liệt, năng lực tổ chức, triển khai yếu từ huyện đến xã.

Một vấn đề nữa là do huyện, xã chưa xác định được nguồn lực trong các hộ dân thuộc vùng phát triển trồng chè mới. Mặc dù tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ trồng mới 5 triệu đồng/ha, nhưng để trồng được 1 ha chè giống nhập nội, hay chè Shan giâm cành cần phải đầu tư từ 30-35 triệu đồng. Như vậy, để trồng 1 ha chè thì người dân phải đầu tư thêm gần 30 triệu đồng nữa, một số tiền không hề nhỏ đối với các hộ nông dân vùng cao vốn còn nhiều khó khăn, nhiều hộ đứng trước ngưỡng cửa đói nghèo.

Vốn đầu tư lớn, trong khi trồng chè chí ít cũng phải mất 4 năm sau mới cho thu hoạch, vốn liếng đầu tư cả vào chè rồi thì trong 4 năm đầu kiến thiết cơ bản họ sống bằng gì? Và khi đã cho thu hoạch rồi cũng mất 4-5 năm sau may ra mới hoàn vốn đầu tư và vốn vay, lãi ngân hàng vẫn phải trả. Trong khi vẫn diện tích đất đó, đem trồng rừng kinh tế, suất đầu tư thấp, chỉ bằng 1/3, nếu trồng bằng giống tiến bộ như keo lai, bạch đàn mô 5-6 năm là đến chu kỳ khai thác, thu bán trừ chi phí cũng được vài chục triệu đồng.

Một vấn đề nữa là, muốn có vốn trồng chè phải vay ngân hàng thương mại lãi suất cao và đòi hỏi phải có tài sản thế chấp và trong năm, ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, do vậy không phải lúc nào cũng có thể vay được. Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội thì không phải người dân nào cũng tiếp cận được. Bên cạnh đó, cũng có không ít địa phương, nông dân không muốn trồng và phát triển mới diện tích chè nữa mà tập trung nguồn lực vào đầu tư chăm sóc, trồng cải tạo, thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống nhập nội có chất lượng búp tốt, năng suất cao. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến việc trồng và phát triển chè liên tục không đạt kế hoạch. 

      Thanh Phúc 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw