Trăn trở Túc Đán

YBĐT - Cả xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có khoảng 260 ha đất gieo trồng cây lương thực thì chỉ có 67,3 ha ruộng nước, trong đó 30 ha có thể cấy được 2 vụ lúa. Sau vụ lúa mùa sang tiết hanh khô là đất bỏ trắng hàng tháng trời. Khả năng tưới của công trình thủy lợi Háng Tàu, Pá Te chỉ có thể tưới được cho nửa diện tích ruộng có thể cấy lúa xuân. Thế nhưng, không phải ăn tết xong ai cũng ra đồng làm đất gieo cấy lúa xuân.

Năm 2008, cả xã chỉ cấy được 10 ha và năm 2009 cấy 21 ha. Tác động của thời tiết khắc nghiệt ở đây, đã là năng suất lúa chẳng được bao nhiêu, sản lượng lúa của toàn xã năm nay đã tính cả lúa thu hoạch gần 115 ha nương vẫn chưa đạt tới con số 500 tấn và tổng sản lượng lương thực có hạt của toàn xã đạt trên dưới 600 tấn.
Kết quả này được đánh giá là cao hơn những năm trước đây gần 40 ha về diện tích và tăng rất cao về sản lượng. Đó cũng là cố gắng, là quyết tâm rất lớn của huyện Trạm Tấu và hệ thống chính trị ở Túc Đán.

Để khắc phục khó khăn về lương thực, huyện đã phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn bám địa bàn, cùng với chính quyền và các đoàn thể ở xã vận động nhân dân củng cố thủy lợi, làm ruộng nước, trồng ngô đưa giống đậu tương, cây lạc vào trồng thí điểm. Nhưng làm thay đổi tập quán canh tác của một địa bàn có 90% đồng bào Mông là việc làm cần có thời gian và kiên trì.

Trong đó, phải tập trung rà soát diện tích, họp dân để tuyên truyền và đăng ký diện tích gieo trồng ở từng thôn, bản. Cán bộ kỹ thuật đến tận ruộng để “cầm tay chỉ việc”, đoàn viên tình nguyện làm mẫu để đồng bào học tập. Nhờ đó, diện tích lúa vụ xuân, vụ mùa và cây ngô đã tăng lên theo từng năm. Ông Giàng A Lử - Phó chủ tịch UBND xã Túc Đán cũng nhận thấy việc làm chuyển biến, tập quán sản xuất cách thức làm ăn thật không dễ dàng. Dù đã được cấp giống, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật, nhưng làm một vụ, hai vụ thành công đồng bào vẫn chưa coi đó là việc cho chính bản thân họ.

Ngay cả việc chăm lo bảo vệ những cánh rừng đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào bao đời nay vẫn là điều hết sức nan giải. Nhiều năm qua, diện tích rừng đã dần bị thu hẹp bởi “lâm tặc” cùng với sự tham gia của chính người dân trong xã. Cho dù gần đây, đồng bào đã trồng mới được gần 400 ha rừng, riêng năm 2009 trồng 150 ha, khoanh nuôi gần 1.300 ha và tham gia bảo vệ rừng phòng hộ, nhưng để kinh tế rừng ở Túc Đán phát triển được cũng là vấn đề đặt ra.

Vẫn bởi tư tưởng trông chờ, sẵn gỗ rừng chặt mang đi bán để lấy tiền luôn tồn tại trong mỗi người dân nơi đây. Hậu quả do phá rừng đã rõ, song để làm cho người dân tự giác bảo vệ rừng, biết trồng rừng để phát triển kinh tế luôn được huyện và xã luôn trăn trở và dành nhiều sự quan tâm. Gần đây, công tác phòng chống cháy rừng luôn là vấn đề "nóng" luôn được nhắc đến ở các cuộc họp của xã, thôn, bản, được nói đi nói lại với dân bản, nhất là vào giai đoạn hanh khô như hiện nay.

Ở Túc Đán, Ban Quản lý bảo vệ rừng đã kiện toàn với sự tham gia của 15 - 20 người, triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và thường xuyên tuần tra canh gác, cảnh báo cấp độ cháy rừng ở các trọng điểm. Nhờ đó, các vụ cháy rừng giảm hẳn, năm 2008 xảy ra một vụ cháy ở thôn Làng Linh, giáp ranh với xã bạn, năm 2009 chưa xảy ra vụ cháy nào.

Theo ông Nguyễn Phúc Cường -  Phó chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu: Túc Đán giáp với thị xã Nghĩa Lộ, thuận đường vận chuyển nên với trên 3.200 ha đất trống hiện có, nếu quy hoạch và làm cho đồng bào hiểu được giá trị của trồng rừng thì nơi đây sẽ hình thành vùng cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả từ kinh tế rừng, đồng thời có thể trồng cỏ, tạo nơi chăn thả chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa.

Năm 2009, được sự đầu tư của Nhà nước, gần 13 km đường theo Nghị quyết 30a đã mở, việc đi từ bản Pá Te đến Tà Chử, Tống Trong, Tống Ngoài và các bản khác của xã đã thuận lợi hơn. Tới đây, có công trình thủy lợi, cánh đồng Nậm Tộc có thể nâng diện tích cấy lúa nước. Vụ xuân 2010, xã Túc Đán phấn đấu cấy 25 ha lúa, mở rộng diện tích trồng ngô, tiến bộ KHKT tiếp tục được người dân áp dụng. Những mục tiêu đó là điều kiện góp phần tạo ra những chuyển biến quan trọng ở mảnh đất vô cùng khó khăn ở huyện vùng cao này.

Minh Quang

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw