Thu tiền tỉ nhờ cắt giảm năng lượng

Chi phí tiền điện cao ngất khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đau đầu. Sử dụng điện thế nào cho hợp lý? Nhiều giải pháp được ứng dụng tại một số DN ở TP.HCM và hiệu quả mang lại rất lớn.

Giảm ngay 15% điện tiêu thụ ở khâu khởi động máy thủy lực (đánh rã giấy vụn) là kết quả đầu tiên khi Công ty TNHH sản xuất thương mại giấy Thiên Trí (Hóc Môn) đồng ý mua thiết bị điện Power Boss bằng tiền cho mượn từ một dự án của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM. Ông Nguyễn Văn Thu, giám đốc Công ty Thiên Trí, nói: “Thật ra trước đây chúng tôi cũng muốn giảm chi phí năng lượng vì nó chiếm khoảng 16% trong giá thành sản phẩm, nhưng không biết bắt đầu như thế nào”.

Giảm 15-20%

Lợi ích quốc gia

Theo ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, lượng điện tiêu thụ trong doanh nghiệp chiếm 25-65% tổng lượng điện năng. Như thế, khi các doanh nghiệp có ý thức giảm chi phí năng lượng nói chung, điện nói riêng, không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích tầm quốc gia.

“Hiệu quả ngay lập tức” - ông Nguyễn Văn Thu nói chắc nịch khi nhìn chỉ số so sánh ở khâu đánh rã giấy vụn trước và sau khi lắp thiết bị Power Boss nói trên.

Từ lợi ích này ban giám đốc Công ty Thiên Trí tiến hành khảo sát toàn bộ việc sử dụng điện từ văn phòng đến quy trình sản xuất. Những cái đơn giản được làm ngay như bố trí các loại cửa phù hợp nhằm đón ánh sáng tự nhiên thay cho dùng điện vào ban ngày; dùng bóng đèn compact thay huỳnh quang... Và những giải pháp cần tiền đầu tư nhiều được công ty tiến hành dần như lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện cho máy móc sản xuất: máy cuộn, máy bơm, máy xeo giấy... Kết quả tiết kiệm 5-15% tiền điện ở mỗi khâu.

Ông Thu cho biết: “Trước đó công ty lỗ hoặc hòa vốn. Từ khi thực hiện giảm chi phí điện đã nhìn thấy những đồng lợi nhuận xuất hiện”.

Riêng ở khâu lò hơi là một bài tính tốn kém hơn: đầu tư tháp trao đổi nhiệt xử lý khói bụi và nhiệt hết 300 triệu đồng. Tuy nhiên khi Thiên Trí mạnh dạn làm, cột chi phí năng lượng trong bản thu chi của công ty giảm hẳn. Một tháng công ty sản xuất 1.000 tấn giấy, tốn 700 triệu đồng (700.000 đồng/tấn). Lắp tháp trao đổi nhiệt, tiền điện giảm 5% = 35 triệu đồng/tháng. “Tính ra chưa đến một năm công ty đã thu hồi vốn đầu tư cho tháp này” - ông Thu nói.

Bài toán của Thiên Trí đã được tính cụ thể: chi phí năng lượng/giá thành sản phẩm từ 16%, sau khi tiết kiệm chỉ còn 14%. Chênh lệch 2% này tương đương 140 triệu đồng/tháng, nhân với một năm đã tiết kiệm số tiền trên tỉ đồng.

Tương tự, Công ty bia Hoàng Huỳnh (quận Bình Tân) khi khảo sát năng lượng sản xuất đã cho kết quả: phần tiêu thụ điện khâu đông lạnh và lò hơi nước đều lớn. Các chuyên gia tư vấn đề nghị thay đổi quy trình từ thủ công thành tự động. Công ty thực hiện ngay giải pháp dùng thiết bị biến tần ở khâu đông lạnh; sử dụng các vị trí van, đầu khớp bọc bảo ôn cho lò hơi nước. Ông Nghiêm Xuân Tùng, phó giám đốc sản xuất công ty, cho biết: “Kết quả thấy rõ tức thì: giảm tới 20% tiền điện ở cả hai khâu nói trên”.

Hầu hết đều xài lãng phí

Muốn có được lợi ích thiết thực với những con số tiết kiệm như trên, việc đầu tiên các DN như Thiên Trí hay Hoàng Huỳnh làm là tìm ra vấn đề bất hợp lý trong sử dụng năng lượng. Hay nói cách khác là tiến hành kiểm toán năng lượng.

Năm năm qua, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM đã kiểm toán cho 600 DN. Chị Nguyễn Thị Ngọc Thọ, trưởng phòng tư vấn kỹ thuật của trung tâm này, cho biết: “Chỉ 3/600 DN (tỉ lệ 0,5%) có hệ thống sử dụng năng lượng xịn và cả ba DN này đều là DN nước ngoài. Còn lại 99,5% đều có lãng phí, nhiều nơi lãng phí ở rất nhiều khâu sản xuất và cần phải có những giải pháp tiết kiệm năng lượng”. Tuy nhiên, theo chị Thọ, từ kiểm toán đến thực hiện năng lượng hiệu quả không đơn thuần chỉ là nhờ các thiết bị tiết kiệm điện mà phải do con người.

Ông Nguyễn Văn Thu cho biết đã phổ biến đến toàn thể nhân viên công ty việc tiết kiệm điện, giảm chi phí mang tới ba lợi ích: tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, tạo thu nhập công ty ổn định, cải thiện đời sống nhân viên. Ba năm qua Thiên Trí đã trích 60% trong tiền chênh lệch giá điện để tăng lương, thưởng cho nhân viên. Từ tháng 5-2010, ban giám đốc Thiên Trí còn đề ra hẳn định mức tiêu hao điện, khâu nào tiết kiệm: thưởng, lãng phí: phạt. Ngoài ra công ty cử nhiều người đi học quản lý năng lượng về ứng dụng cũng như truyền đạt cho những người khác.

Riêng khách sạn Continental thành lập ban quản lý năng lượng gồm 14 người gồm ban giám đốc và trưởng, phó các bộ phận, xây dựng chính sách năng lượng của khách sạn. Theo đó, khách sạn đặt ra định mức tiêu thụ năng lượng trong từng bộ phận; theo dõi, đánh giá bằng phần mềm quản lý năng lượng. Từ đây có việc xem xét trong đánh giá khen thưởng hằng năm.

Bà Đào Hoàng Liên, phó giám đốc Continental, đưa ra bảng so sánh chi phí năng lượng của khách sạn trong hai năm, từ khi thực hiện chính sách năng lượng nói trên thì chi phí năm sau giảm trên 19% so với năm trước, từ đó nâng mức tổng doanh thu lên cao hơn. Bà Liên đúc kết: “Việc giảm chi phí năng lượng nói chung, tiền điện nói riêng phải được thực hiện và có ý thức từ ban lãnh đạo thì việc đó mới thành công trong cả hệ thống”.

(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw