Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; sản xuất nhiều loại hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong xã hội, nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát toàn cầu, nền kinh tế bộc lộ nhiều khiếm khuyết, sự cạnh tranh của hàng hoá Việt
Trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, phát triển nhanh, bền vững, giải quết tốt an sinh xã hội, Bộ Chính trị đã có kết luận về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Mục đích cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân khi mua sắm cá nhân, mua sắm công hãy ưu tiên mua sắm hàng Việt
Bởi nếu mua hàng nhâp ngoại thì chỉ có người bán hàng được hưởng một phần nhỏ lợi nhuận, phần còn lại người sản xuất ở nước ngoài hưởng. Trong khi đó nếu mỗi chúng ta mua hàng Việt
Như vậy, dùng hàng Việt
Tuy nhiên, để người Việt dùng hàng Việt , các doanh nghiệp trong nước phải chứng minh được sản phẩm của mình tốt, bền, nhiều tiện ích, giá hợp lý hơn sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp nước ngoài. Không thể phủ nhận một thực tế từ lâu, trong nếp nghĩ, nếp sống của nhiều người tiêu dùng đã hình thành một quan niệm, hàng nội không bằng hàng ngoại. Đó là hậu quả của một thời gian dài có không ít hàng hoá sản xuất trong nước kém chất lượng, mẫu mã nghèo nàn, giá cả không hợp lý.
Thế nhưng, hiện nay đã có nhiều sản phẩm Việt
Ở một đất nước có trên 86 triệu dân, đa phần là người dân muốn dùng hàng Việt Nam, do vậy doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế sân nhà, hiểu được tập tục, thói quen tiêu dùng của người Việt sao không sản xuất hàng hoá nội tiêu.
Yên Bái là tỉnh miền núi, không phải có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ tới tay người tiêu dùng nhưng có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chỉ sản xuất “thô” và bì bõm đánh bắt ngoài xa khơi mà quyên mất ao nhà. Nói đến chè, hẳn Yên Bái không thua kém bất cứ tỉnh, thành nào của cả nước về diện tích, sản lượng cũng như chất lượng nguyên liệu thế nhưng hàng loạt doanh nghiệp chè làm ăn rất đì đẹt, muốn mua chè Yên Bái có chất lượng cũng không có. Sao lại như vậy?
Các doanh nghiệp của ta sản xuất theo kiểu nửa vời không có chiến lược lâu dài, xuất khẩu thì không tới, nội tiêu không đến, toàn sản xuất hàng thô. Tư duy kinh tế làm hôm nay không nghĩ đến ngày mai thì làm sao thành công? Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái sản xuất nhiều loại thuốc có chất lượng tốt như thuốc cảm Xuyên Hương, Hương Liên Hoàn… nhiều sản phẩm tiêu thụ cả nước ngoài nhưng ngay người dân Yên Bái sử dụng chưa nhiều! Vì sao? Thuốc tốt, giá hợp lý, song khâu tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa tốt dẫn đến ít người tiêu dùng biết đến.
Đã đến lúc các doanh nghiệp phải nhận thức được con đường tối ưu là phát triển thị trường trong nước trước khi nói đến thị trường xuất khẩu để xây dựng chiến lược mục tiêu về thị phần, sản phẩm và giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Để cạnh tranh doanh nghiệp phải nhanh chóng cắt giảm các chi phí bất hợp lý, giảm giá thành để giảm giá bán hàng hoá trong nước bằng hoặc thấp hơn hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp chỉ đặt lợi nhuận kỳ vọng thấp nhất phải mất từ 3-5 năm hoặc 10-15 năm mới chiếm lĩnh được thị trường. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải xây dựng được văn hoá trong kinh doanh hướng đến người tiêu dùng, bỏ kiểu làm ăn chụp giật. Đạo đức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận lâu, bền, đạt lợi nhuận cao.
Kinh tế thị trường, sự lựa chọn hoàn toàn thuộc về người tiêu dùng. Do vậy, để kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ, ưu tiên sử dụng hàng Việt
Thanh Phúc
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu