Ngô cháy vì hạn

YBĐT - Chiều ngày 12/7, trời Sơn Thịnh đổ mưa. Sau những ngày hạn nặng mà mưa thì phấn khởi lắm, “đại hạn gặp mưa rào”, ấy vậy mà rất nhiều người dân Sơn Thịnh vẫn buồn rầu.

“Vui sao được anh, quá muộn rồi, toàn bộ ngô nhà tôi đã chết trắng, đói là cái chắc!” - một bà lão ở thôn Văn Thi 4 nói như muốn khóc bên nương ngô lá đã bạc phếch một màu.

Cả phó chủ tịch UBND xã và cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) Nguyễn Duy Lệ có vẻ lúng túng khi trao đổi với chúng tôi về tình hình ngô chết vì hạn. Những con số như: tổng diện tích ngô toàn xã là 150 ha hay nhiều hơn nữa? Diện tích ngô chết vì hạn khoảng trên 50 hay 80%?...

Tất nhiên những con số chỉ là con số, còn diện tích ngô ở Sơn Thịnh thì chắc chắn là lớn hơn con số 150 ha/vụ, riêng ngô đồi không thể là 100 ha. Nói như vậy vì từ mấy năm qua cây ngô đã khẳng định vị thế của mình ở Sơn Thịnh cũng như nhiều vùng quê khác ở Văn Chấn, năng suất khoảng 4 tấn/ha, giá ngô hạt từ 4.000 đến 6.000 đồng/kg (tùy thời điểm), đã thúc đẩy người dân phát triển mạnh cây ngô, nhất là ngô đồi, nhiều diện tích nhãn đã bị chặt bỏ để trồng ngô, nhiều nương chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa kinh doanh đã được trồng xen ngô, rồi vườn tạp, nương bãi...

Ở Sơn Thịnh, nhất là các thôn Văn Thi 3, Văn Thi 4 ngô hiện diện ở khắp nơi, từ vườn nhà đến ven suối Lóp, từ chân đồi lên đến đỉnh đồi, đâu đâu cũng ngô. Ngô chết do nắng hạn thì chắc chắn cũng không thể là 50% diện tích, nói một cách chính xác là 50% diện tích đã chết, số còn lại đang chết, nếu chưa chết hoặc không chết thì cũng không cho thu hoạch vì râu đã khô, cờ đã héo, hạt đã quắt.

Trưởng thôn Văn Thi 3, ông Lê Văn Hưng chẳng cần sổ sách gì vẫn nằm chắc tình hình và đưa ra các con số chính xác: “Thôn Văn Thi 3 có 130 hộ dân, 5% số hộ khá, 19 hộ đói nghèo, còn lại kinh tế bấp bênh, người dân trong thôn không có ruộng cấy, không có nghề phụ phần lớn chỉ trồng ngô để sống. Diện tích thì không thể nói chính xác được nhưng không thấp hơn 40 ha. Theo cách tính đơn giản là cứ 20 kg ngô giống thì tương đương với 1 ha thì rất nhiều nhà ở Văn Thi 3 gieo 20 đến 30 kg ngô giống và mỗi vụ bán đi 7 đến 10 tấn ngô hạt”.

Cây ngô tuy chưa giúp người Văn Thi 3 giàu lên nhưng cũng cho họ đủ ăn, nhất là những thời điểm giá ngô cao ngang bằng, có khi còn cao hơn giá thóc; hiện nay ngô trên nương đã và đang chết sạch thì tâm trạng người dân lo lắng là phải. Theo thống kê của bà con Sơn Thịnh, suốt từ tết Nguyên đán đến nay chỉ có 3 trận mưa, nhưng chỉ là mưa nhỏ, không đủ ướt đất, hạn hán nên sức ngô đã kiệt, gặp trận nắng nóng gay gắt như mấy ngày qua khiến ngô khô lá và chết dần.

Dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa hè, cây lá ở Sơn Thịnh không còn mang dáng vẻ tốt tươi, những nương ngô đã phủ kín màu bạc như ai đó rắc tro bếp; phất phơ trong cơn gió mạnh càng thêm vẻ tiêu điều. “Đây là nương nhà Tươi, kia là đồi ngô nhà Bé -Tuyển, đồi nhà Tân - Nguyệt” – Trưởng thôn Lê Văn Hưng đứng bên hiên nhà chỉ cho chúng tôi những nương ngô đã chết trắng mà từ sân nhà ông có thể quan sát rõ. Rồi ông cho biết thêm: “Nhà Tươi hoàn cảnh lắm, chồng mới chết. Hai nhà kia thì trồng nhiều ngô nhất thôn này, mỗi nhà gieo vài chục cân giống, ngô chết hết thế này thì lại đói rồi!”.

 Tiếng thở dài não nề của ông Trưởng thôn hòa trong tiếng lá ngô xào xạc, rồi ông ra nương ngô gần nhà tìm một cây ngô còn khá tươi, bẻ một quả non bóc cho chúng tôi xem: toàn bộ số hạt đã quắt đi vì thiếu dinh dưỡng. Như vậy có nghĩa là số ngô chưa chết ở Sơn Thịnh cũng khó có thể cho thu hoạch.

Ngô chết, dân đói là rõ rồi nhưng những khoản nợ khi mua chịu phân hóa học về bón cho ngô, rồi tình trạng vay nặng lãi, tình trạng dân thiếu đói sẽ lên rừng chặt gỗ, lên núi lấy đá cảnh mới là vấn nạn. Cán bộ nông lâm nghiệp xã bật mí: “Rất nhiều nhà vay ngân hàng, vay lãi ngoài để chi tiêu, riêng ngô thì rất nhiều hộ mua chịu vài ba tấn phân với lãi suất 3%/tháng”.

Nỗi buồn không cất lên được của người dân Văn Thi khi ngô chết, giếng cạn thiếu nước sinh hoạt. Cuối giờ chiều, trời Sơn Thịnh đổ mưa, chắc đợt nắng hạn này đã kết thúc để dân có nước cấy cày khi 500 ha ruộng của huyện Văn Chấn vẫn chưa thể làm đất gieo cấy lúa mùa, trong đó có ít nhất 200 ha phải chuyển sang cây trồng khác, hàng chục vạn cây lâm nghiệp mới trồng đã chết và kế hoạch trồng rừng năm 2010 đang hết sức khó khăn vì tỷ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp nếu không muốn nói “trồng là chết!”.

Với cây ngô vùng Sơn Thịnh thì vụ này coi như đã tiêu tan hy vọng, ít nhất 4 tháng nữa mới cho thu vụ ngô mới, phần lớn hộ nông nghiệp trong tổng số 2.056 hộ dân và 8.586 nhân khẩu ở Sơn Thịnh chắc chắn sẽ gặp khó khăn.

Giúp họ ổn định cuộc sống trước mắt và xa hơn là việc tính toán xem có nên để người dân chuyên canh cây ngô hay không trong khi cây sắn chịu được hạn, năng suất 20 tấn/ha, giá bán trên dưới 1.000 đồng/kg, rõ ràng hiệu quả không bằng ngô nhưng đầu tư ít hơn, rủi ro ít hơn… Hoặc có nên để tình trạng trồng ngô từ chân đồi lên đến đỉnh đồi, từ đất bằng cho đến đất dốc dựng đứng mà không có biện pháp giữ ẩm, chống xói mòn như hiện nay nữa hay không?… Đó là việc cần giúp người dân Sơn Thịnh và nông dân Văn Chấn lúc này.

Tấn Đạt

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

fb yt zl tw