Làm giàu từ chăn nuôi

YBĐT - Hơn 2 năm tích cực triển khai chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, với tổng nguồn vốn hỗ trợ đạt trên 650 triệu đồng, Văn Yên (Yên Bái) đã xây dựng được 18 cơ sở trang trại chăn nuôi lợn thịt, 12 cơ sở trang trại chăn nuôi lợn nái và 3 cơ sở trang trại chăn nuôi gia cầm.

Trong đó, mô hình phát triển chăn nuôi lợn xa khu dân cư, bảo vệ môi trường, theo hướng bán công nghiệp của anh Hoàng Đức Hưởng ở thôn Đại Phác, xã Đại Phác là một trong những điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trò chuyện với anh trong căn nhà nhỏ giữa bộn bề công việc, chúng tôi mới thấy hết nhiệt huyết của một người thanh niên trẻ dám nghĩ, dám làm. Cách đây gần 10 năm anh chị xây dựng gia đình, lúc đầu cuộc sống rất khó khăn, vất vả. Sau nhiều đêm suy nghĩ và trăn trở, anh chị quyết định đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Lấy ngắn nuôi dài, tích cóp vốn để quay vòng, dần dần số lượng đầu lợn đã tăng lên đáng kể. Đầu năm 2008, qua các phương tiện thông tin đại chúng, biết được tỉnh và huyện có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, anh Hưởng quyết định vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để xây dựng mô hình.

Để mô hình hoạt động hiệu quả, ngoài việc chuyển địa điểm xây dựng từ thôn 7 ra thôn Đại Phác để đảm bảo quy mô trang trại theo đúng tiêu chuẩn quy định là xa khu dân cư, bảo vệ môi trường, anh Hưởng còn cất công về tận Trung tâm Giống quốc gia Thụy Phương (Mai Dịch, Hà Nội) để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi và chọn mua giống. Anh Hưởng cho biết: "Lợn trong trang trại của mình chủ yếu là 2 loại giống Cờ-rát và Oóc-sai.

Loại giống này có độ nạc cao, tăng trưởng tốt nhưng lại rất nhạy cảm với những tác động của môi trường nên  muốn vào tham quan, trước tiên các bạn phải sát trùng bằng vôi, đây là yêu cầu bắt buộc để bảo vệ trang trại. Ngoài ra, để chủ động phòng chống dịch bệnh, mỗi đầu lợn nái trong trang trại đều có sổ theo dõi riêng. Tất cả mọi việc từ chế độ ăn, thời gian tắm rửa, các mũi tiêm phòng dịch, ngày đẻ, ngày phối hay các biểu hiện bất thường khác đều được theo dõi cẩn thận. Chỉ cần một con có biểu hiện mắc bệnh, sẽ phải tiến hành cách ly, chữa trị tránh lây lan sang cả đàn".

Với những biện pháp tổ chức và quản lý trang trại khoa học, đến nay, anh Hưởng đã xây dựng được khu trang trại hoàn thiện rộng gần 500 m2, gồm 2 dãy chuồng chăn nuôi, hầm Biogas, hệ thống làm mát, thoát nước, chiếu sáng và 20 đầu lợn nái và 130 lợn thịt.

Trao đổi về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Hưởng cho biết: "Làm trang trại cần đặc biệt chú ý đến yếu tố con giống và công tác vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh. Vì nhiều hộ chăn nuôi do không tự sản xuất được giống, phải mua gom ở nhiều nơi, không kiểm soát được nguồn gốc, dịch bệnh, nhất là không thực hiện chặt chẽ việc nuôi cách ly rồi mới nhập đàn nên dịch bệnh bùng phát, nguy cơ rủi ro là rất lớn". Từ đầu năm đến nay, trang trại của gia đình anh Hưởng đã xuất được trên 3 tấn lợn hơi, thu về trên 60 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng.

Trang trại đang ngày một phát triển, anh Hưởng mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các ngành chức năng, nhất là các kênh ngân hàng giúp đỡ về vốn để mở rộng quy mô trang trại, tăng đầu lợn thịt lên trên 250 con, nâng mức thu nhập hàng năm đạt bình quân từ 70 - 80 triệu đồng.

 Đức Thành

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

fb yt zl tw