Sức mạnh từ một nghị quyết

YBĐT - Hết năm 2009, thị xã Nghĩa Lộ đã bê tông hóa được gần 50 km đường giao thông nông thôn.

Phần lớn đường về các tổ nhân dân, các thôn, bản ở thị xã Nghĩa Lộ đã được bê tông hoá khang trang, sạch đẹp. Có được kết quả ấy là sự cố gắng rất lớn của chính quyền và người dân thị xã trong kế hoạch phát triển giao thông nông thôn theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ - Lò Thị Huân cho biết: “Vùng ven của thị xã dân sống không tập trung, có khi cụm dân cư này cách cụm dân cư kia cả một cánh đồng lúa; nguồn vật liệu như đá, cát, sỏi để làm đường lại không có..., đó là những khó khăn lớn của địa phương khi phát động nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn. Khó khăn nhưng thị xã vẫn quyết tâm làm, vì ai cũng hiểu lợi ích của giao thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương”. Từ nhận thức và quan điểm ấy, Ban Thường vụ Thị ủy Nghĩa Lộ đã có Nghị quyết chuyên đề “Tập trung sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền và các ngành có liên quan đối với chương trình kiên cố hoá đường giao thông nông thôn”.

Thực hiện Nghị quyết của Thị uỷ, Ban Quản lý dự án, Phòng Quản lý đô thị đã khảo sát đánh giá thực trạng đường giao thông nông thôn, phối hợp với các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền. Đây là việc làm rất có ý nghĩa, vì khi đã có khảo sát, thiết kế, lãnh đạo thị xã và các xã phường nắm rõ quy mô của từng công trình, chờ có vốn là lựa chọn công trình có khả năng thực hiện nhanh, gọn sẽ quyết định đầu tư xây dựng ngay.

Theo thống kê, thị xã Nghĩa Lộ có gần 60 km đường và 7 cây cầu nằm trong chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, phần lớn số cầu, đường nói trên đều nằm ở các khu dân cư, các thôn bản, nơi đời sống người dân chưa cao. Thế nhưng tính đến hết năm 2009, toàn thị xã đã bê tông hoá được 48,5 km (vượt 20% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2005 - 2010 đề ra). Năm 2009 vừa qua là năm các xã, phường, các tổ nhân dân đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn với 8,8 km đường được làm hoàn chỉnh, trong đó có nhiều cây cầu được cứng hoá.

Vấn đề công khai, dân chủ trong quá trình đầu tư xây dựng cũng được thực hiện đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân lựa chọn, dân làm, dân kiểm tra” theo đúng Hướng dẫn số 80 của Chính phủ. Ngay từ đầu năm 2000, thị xã Nghĩa Lộ đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thị xã; các xã, phường đều thành lập ban chỉ đạo và bầu ra ban giám sát nhân dân với các thành viên là người có uy tín, có trách nhiệm trong cộng đồng dân cư; tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, quá trình vận động quần chúng nhân dân được tiến hành bài bản, vì thế phong trào làm đường giao thông nông thôn ở thị xã Nghĩa Lộ phát triển rất nhanh.

 “Đường ta, ta làm, ta đi” là câu nói rất phổ biến của bà con thị xã. Ông Hoàng Xuân Đức - Phó chủ tịch phường Tân An kể: “Chủ trương góp tiền làm đường được đưa về các tổ dân phố bàn bạc thảo luận kỹ, dân bàn luận rồi lựa chọn công trình đầu tư, trong đó ưu tiên những công trình có mật độ giao thông cao, là tuyến đi chung của nhiều hộ, trong nhiều tổ hoặc những tuyến đường quá lầy thụt”. Cuối năm 2000, tuyến đường An Sơn đi qua các tổ nhân dân số 1, 2, 3, 4, 5 được lựa chọn là công trình đầu tiên xây dựng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ngày đó, đời sống người dân Tân An còn rất khó khăn nhưng ai cũng hăng hái hưởng ứng.

Nhiều gia đình còn tự nguyện lui hàng rào, chặt cây ăn quả lâu năm để nhường đất cho đường rộng, đường thẳng... đã trở thành tấm gương cho bà con học tập. Rồi cả làng đi lấy cát, lấy đá, làm nền, vận chuyển vật liệu và đánh vữa đổ bê tông. Con đường An Sơn dài 1,2 km sạch đẹp đã ra đời đúng dịp Tết Nguyên đán năm ấy trở thành niềm tự hào của người dân. Rồi từ đấy, chuyện vận động nhân dân làm đường, làm mương thuận lợi hơn rất nhiều, đặc biệt, khi phường mua được máy trộn bê tông, thành lập được tổ công nhân kỹ thuật... Kết quả là hơn 7 km đường giao thông nông được đầu tư xây dựng theo cơ chế 60 - 40 (Nhà nước đầu tư 60% vốn, 40% dân đóng góp và tự giải phóng mặt bằng); nhiều tuyến quy mô khá lớn như đường Ao Sen rộng 4,5 mét, dài gần 800 mét, tuyến qua các tổ 13, 14, 15.

“Nếu Nhà nước tiếp tục đầu tư thì chỉ cần một năm nữa là toàn bộ các tuyến đường nông thôn  ở thị xã sẽ được bê tông hoá!”. Đó là lời khẳng định của rất nhiều cán bộ và nông dân thị xã Nghĩa Lộ. Họ tự tin như vậy, bởi lẽ chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một chủ trương đúng với cách làm đúng, thể hiện được trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và tâm nguyện của người dân thị xã.

Lê Phiên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngày 22/7, đoàn công tác Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Trung ương do đồng chí Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động và khảo sát thực tế tại một số điểm giao dịch.

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

fb yt zl tw