Điều chỉnh công suất dự án thép lớn nhất Việt Nam

Mặc dù Hiệp hội thép Việt Nam băn khoăn về năng lực chủ đầu tư nếu điều chỉnh quy mô dự án thép Dung Quất, song dự án này vẫn được Chính phủ cho phép nâng công suất từ 5 triệu tấn thép một năm lên 7 triệu tấn.

Theo đó, dự án nhà máy luyện thép do Công ty Guanglian Dung Quất (Đài Loan) làm chủ đầu tư, triển khai tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, chia làm hai giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có công suất 3,5 triệu tấn.

Trong văn bản cho phép điều chỉnh công suất mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ đã cam kết, tuân thủ quy định của giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện đúng quy định của pháp luật. 

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy thép Guang Lian, nâng công suất từ 5 triệu tấn lên 7 triệu tấn một năm. Vốn đăng ký cũng được tăng từ hơn 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi nêu quan điểm: Việt Nam hiện vẫn chưa có ngành thép sản xuất từ khâu luyện quặng đến sản xuất thép kỹ thuật. Do vậy, việc xây dựng nhà máy luyện cán thép quy mô lớn như Guang Lian là phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam. Tỉnh đặt niềm tin vào năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thép của Tập đoàn E-United và Tycoons.

Công ty Guang Lian Dung Quất đang triển khai gói thầu đóng cọc thử trị giá 100 triệu USD cho nhà máy. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn tất việc đóng cọc, đầu 2011 triển khai xây dựng và vận hành giai đoạn một bắt đầu vào năm 2013.

Cuối năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này với tổng vốn hơn một tỷ USD, công suất 5 triệu tấn sản phẩm một năm. Tuy nhiên do hạn chế về khả năng huy động nguồn vốn lớn, lại thiếu kinh nghiệm về xây dựng nhà máy thép quy mô lớn, Tycoons mời Tập đoàn E-United tham gia với tỷ lệ góp vốn lên đến 90%. Do vậy, dự án thép Dung Quất được đổi tên là Guang Lian Dung Quất.

(Theo VnExpress)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw