Trạm Tấu "tăng ngô bù lúa"

YBĐT - Cây lúa và cây ngô sẽ vẫn là hai loại cây lương thực chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trạm Tấu.

Là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nhận thức của người dân còn rất hạn chế nên công tác chuyển giao kỹ thuật và thông tin tuyên truyền vẫn đang là công việc thường xuyên và liên tục.

Ổn định an ninh lương thực tiến tới cắt giảm sự hỗ trợ của tỉnh, hướng đến nền sản xuất hàng hoá là nhiệm vụ hàng đầu của Trạm Tấu hiện nay. Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch UBND huyện khẳng định: "Cây lúa và cây ngô sẽ vẫn là hai loại cây lương thực chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Để ổn định an ninh lương thực trên địa bàn, huyện sẽ tập trung mạnh phát triển diện tích, nâng cao năng suất".

Vụ mùa năm 2010, do khô hạn cục bộ ở một số xã, Trạm Tấu gieo cấy được gần 1.000 ha lúa nước, 863 ha ngô giảm 100 ha so với kế hoạch. Đến thời điểm này trên 70% diện tích lúa mùa đã được thu hoạch, dự ước năng suất đạt 40,6 tạ/ha đối với lúa nước, 11,9 tạ/ha đối với lúa nương.

Diện tích ngô trà một đang vào giai đoạn đóng bắp vào chắc, trà hai đang trỗ cờ phun râu, năng suất ước đạt 18,9 tạ. Tuy diện tích lúa mùa giảm nhưng theo ông Trịnh Văn Xuê - Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, dự ước tổng sản lượng lương thực cả năm 2010 vẫn đạt trên 12.900 tấn, vượt kế hoạch 1.000 tấn.

 Để đảm bảo sản lượng lương thực cả năm theo kế hoạch, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã chỉ đạo tập trung chuyển toàn bộ diện tích không thể gieo cấy do thiếu nước sang trồng ngô, áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh hại để nâng cao năng suất.

Cùng với đó, triển khai các mô hình thâm canh, thử nghiệm giống mới như: mô hình trồng thử nghiệm 2 giống lúa mới ĐS1 và QR1 tại xã Hát Lừu cho năng suất 51-55 ta/ha, mô hình thâm canh ngô lai Bioseed 9698 tại 2 xã Trạm Tấu và Tà Xi Láng.

Nổi bật là việc đưa kỹ thuật phân viên nén dúi sâu vào thử nghiệm trên diện tích 4 ha lúa nước với 80 hộ dân tham gia sản xuất. Anh Nguyễn Đăng Ngọc - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: "Đối với vùng thấp thì đây là phương pháp bón phân đã được áp dùng nhiều năm không có gì mới lạ. Nhưng đối với vùng cao Trạm Tấu thì đây là lần đầu tiên được đưa vào, hiệu quả của phương pháp này rất rõ: năng suất đạt 57-70 tạ/ha, tăng 10 - 25 tạ/ha so với các diện tích khác không áp dụng phương pháp này".

Theo anh Ngọc, cách bón khá đơn giản, hướng dẫn bà con làm vài lần là có thể thực hiện được. Thông qua việc triển khai mô hình, nhiều hộ dân cơ bản đã nắm được kỹ thuật canh tác, bỏ được phương pháp cũ kém hiệu quả, tạo cho người nông dân niềm tin vào khoa học kỹ thuật để tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng.

Là huyện vùng cao, nhận thức của người dân còn rất hạn chế nên công tác chuyển giao kỹ thuật và thông tin tuyên truyền vẫn đang là công việc thường xuyên và liên tục. Năm 2010 huyện đã tổ chức 109 lớp hướng dẫn kỹ thuật cho 4.106 lượt hộ dân. Để nâng cao hiệu quả chuyển giao kỹ thuật, các lớp tập huấn đã được triển khai tới tận thôn bản, chỉ dẫn kỹ thuật tại hiện trường...

Trong sản xuất nông nghiệp của Trạm Tấu thì khó khăn lớn nhất hiện nay là công tác vận động người dân làm vụ đông. Kế hoạch vụ đông 2010 -2011 của Trạm Tấu chỉ là 0,5 ha khoai tây và chút ít rau mầu ở xã Hát Lừu đã nói lên phần nào thực trạng sản xuất vụ đông ở huyện vùng cao này. Thời gian 3 tháng sau khi thu hoạch vụ mùa, tháng 11, 12 và tháng Giêng năm sau hầu như người nông dân không ra đồng, là lúc chuẩn bị vào tết cổ truyền. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn trong đảm bảo an ninh lương thực.

Để giải quyết vấn đề này bên cạnh tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức cần có sự đầu tư lớn, đồng bộ của Nhà nước vào các công trình thuỷ lợi, chọn lọc một bộ giống cây trồng thích hợp, có sự thay đổi trong các chính sách đối  với vùng cao, làm sao để kích thích nội lực, tính tự giác của mỗi người dân.

 Anh Dũng  

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw