Nghĩa Lộ: Bê tông hóa đường giao thông là tâm nguyện nhân dân

YNĐT - Những năm gần đây, phong trào nhân dân tự nguyện đóng góp ngày công, tiền của tham gia làm đường giao thông nông thôn (GTNT) ở thị xã Nghĩa Lộ phát triển mạnh mẽ.

Việc làm đó không chỉ làm đẹp cho cảnh quan đô thị mà còn góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo nên diện mạo nông thôn mới nơi thị xã miền Tây ngày càng khởi sắc.

Không còn cảnh bụi bặm vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa của những con đường đất lổn nhổn đá cuội cùng nhiều ổ trâu, ổ gà như trước nữa, thay vào đó là những con đường được mở mang rộng rãi, đường bê tông bon bon dẫn vào các xã, thôn, xóm… đó là cảm nhận của chúng tôi khi tìm hiểu về công tác phát triển đường GTNT  của thị xã Nghĩa Lộ.

Đồng chí Chu Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Để thực hiện có hiệu quả nghị quyết của tỉnh về phát triển GTNT, thị xã đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai đến tất cả các xã, phường. Công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện. Vì vậy, thị xã đã tích cực vận động nhân dân, vận dụng sáng tạo quy chế dân chủ cơ sở, phổ biến về quy trình kỹ thuật thi công và xây dựng đường GTNT. Qua nhiều lần tọa đàm, trao đổi về những kinh nghiệm hay, biện pháp tốt và dẫn chứng những điển hình, người dân đã nhận thức được con đường đẹp là cho mình và phục vụ chính mình”.

Năm 2010 vừa qua, thị xã Nghĩa Lộ đã đầu tư trên 4 tỷ đồng làm đường GTNT. Trong đó: ngân sách Nhà nước là 2,784 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 1,4 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí này thị xã đã làm được 2,7 km đường bê tông đến các thôn, xóm. Ngoài ra, thị xã còn làm 8 công trình cầu và đường tại xã Nghĩa Lợi, Nghĩa An với chiều dài gần 1,6 km trị giá gần 2,2 tỷ đồng thuộc nguồn vốn Chương trình 135.

Nghĩa Phúc là một trong những xã điển hình về phong trào nhân dân tự nguyện góp công, góp của làm đường. Vốn là xã thuần nông, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân nơi đây đã hăng hái đóng góp tiền của và ngày công làm đường.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc cho biết: “Để giúp người dân đẩy mạnh lưu thông hàng hoá với các địa phương khác, những năm qua xã rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển GTNT. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ kinh phí, hiến đất để nâng cấp, cải tạo, làm mới các tuyến đường, đặc biệt những tuyến đường lầy lội khó đi, vận động các hộ dân trong thôn và các thôn khác cùng tham gia”.

Các thôn đã thành lập Ban giám sát thi công là quần chúng có uy tín trong nhân dân và tiến hành họp dân, vận động đóng góp, còn chính quyền địa phương hỗ trợ kỹ thuật thi công.

Nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình và đồng thuận của bà con, năm 2009,  xã Nghĩa Phúc đã huy động sự đóng góp của nhân dân đổ bê tông 900 m đường từ bản Bay tới Cầu treo Nghĩa Phúc với qui mô đường rộng 3 m, dầy 18 cm, trên lớp móng là lớp cấp phối rộng 3,6 m dày 20 cm và lớp cát đệm 3 cm, tổng kinh phí trên 987 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 239 triệu đồng. Tuyến đường thôn Ả Hạ trị giá 307 triệu đồng nhân dân đóng

góp 76 triệu đồng. Năm 2010, xã vận động nhân dân đóng góp làm tiếp 2 km từ bản Bay đến thôn Pá Làng và làm đường nhánh vào xóm Nà Ten dài 504 m, trị giá 825 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 199 triệu đồng…

Qua nhiều năm đẩy mạnh phong trào làm đường GTNT đến nay xã Nghĩa Phúc xuất hiện nhiều tuyến đường bê tông và đường đá cấp phối đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản cho bà con.

Năm 2011, xã Nghĩa Phúc phấn đấu hoàn thành tuyến đường bê tông vào thôn Nà Ten.

Ông Lò Văn Thiện, thôn Nà Ten - xã Nghĩa Phúc cho biết: “ Thôn Nà Ten có 40 hộ với gần 200 khẩu, do địa hình phức tạp xung quanh là núi, phía trước mặt là ngòi Hút nên khi nước lũ lên cao thì thôn Nà Ten như một ốc đảo biệt lập với bên ngoài, muốn vào được thôn phải lội qua ngòi Hút và vượt qua gần 1 km đường bờ ruộng.

Vào mùa mưa lũ, học sinh phải nghỉ học là chuyện thường tình, nhiều nhà đứt bữa vì không thể mang thóc đi sát, mỗi lần bán con lợn, con gà, tạ lúa chúng tôi đều bị tư thương ép giá bởi đường xá đi lại khó khăn. Sau khi Nhà nước đầu tư làm cây cầu treo chúng tôi đóng góp tiền và ngày công làm con đường này, nay giá bán nông sản bằng với giá ngoài xã nên bà con rất phấn khởi”.

Là công trình của dân, dân làm, dân kiểm tra, những năm qua nhân dân thị xã đã đóng góp vật tư, ngày công và tiền vốn trị giá hàng chục tỷ đồng để làm đường GTNT.

Công tác giải phóng mặt bằng dường như luôn là vấn đề nan giải và khó khăn vướng mắc với một số địa phương, song đối với Nghĩa Lộ công tác này lại gặp nhiều thuận lợi, do có sự đồng thuận nhất trí cao, nhiều hộ đã tình nguyện hiến đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm để mở rộng đường. Nếu Nhà nước tiếp tục đầu tư thì một vài năm nữa thôi là toàn bộ các tuyến đường nông thôn ở thị xã sẽ được bê tông hoá.

Đó là lời khẳng định của rất nhiều cán bộ và người dân thị xã Nghĩa Lộ. Họ tự tin như vậy, bởi lẽ chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một chủ trương đúng, thể hiện được trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và tâm nguyện của người dân thị xã.

Quang Thiều

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

fb yt zl tw