Điểm tựa giúp hội viên thoát nghèo

YBĐT - Những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực giúp các hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, Hội Nông dân xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của xã vùng cao.

ông Sùng A Chu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Pá Hu cho biết: “Toàn xã có 238 hội viên sinh hoạt tại 5 chi hội. Với đặc thù là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống của 98% đồng bào dân tộc Mông chủ yếu là tự túc tự cấp, nhiều hội viên còn chưa đọc thông viết thạo nên những năm qua công tác Hội và phong trào nông dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn”.

Xác định mục tiêu nâng cao nhận thức, tập hợp thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho hội viên, Hội Nông dân Pá Hu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng khuyến khích đồng bào đổi mới canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Song để giúp hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một xã đặc biệt khó khăn như Pá Hu quả là vấn đề không đơn giản. Mặc dù được hỗ trợ vốn vay nhưng nhiều hội viên vẫn chưa biết cách đầu tư, không biết làm kinh tế nên nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái khó với hội viên nơi đây vừa là đồng vốn vừa là những kiến thức cơ bản để phát triển kinh tế gia đình.

Nhận thức sâu sắc về công tác xóa đói giảm nghèo, những năm qua, Hội Nông dân xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nông viên, đặc biệt, coi khâu khảo sát, phân loại hộ nghèo và xác định công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hỗ trợ vốn và cách thức tổ chức sinh hoạt... là “cần câu” trang bị cho hội viên vươn lên thoát nghèo.

Chính vì vậy, mỗi năm, Hội Nông dân xã đều duy trì mở được 2 đến 3 lớp tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật cho hội viên. Bên cạnh đó, để hội viên có vốn phát triển kinh tế, Ban chấp hành Hội đã đứng ra tín chấp uỷ thác vay vốn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi.

Từ năm 2006 đến nay, Hội đã tín chấp uỷ thác cho 238 lượt hội viên vay vốn với tổng dư nợ trên 3 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay, các hội viên đã sử dụng vào việc mua trâu bò, cây con giống để phát triển kinh tế gia đình, tiêu biểu như gia đình hội viên Vàng A Nhà, Chi hội thôn Pá Hu, Giàng A Vừ, chi hội Km 16, Mùa A Trồng Chi hội thôn Háng Gàng phát triển mô hình chăn nuôi, trồng rừng kinh tế với mức thu nhập 30 - 50 triệu đồng mỗi năm.

Nhiều chi hội như: Chi hội Km16, Chi hội thôn Trống Tông còn vận động các hội viên xây dựng quỹ hội bằng hình thức vận động gia đình hội viên khá đóng góp 5 đến 10 ngàn đồng/tháng để thành lập và duy trì quỹ hội, một phần để động viên thăm hỏi gia đình các hội viên những lúc đau yếu, phần còn lại để hỗ trợ giúp đỡ các hội viên khó khăn trong cuộc sống...

Bằng những hoạt động thiết thực, phong trào của Hội Nông dân xã Pá Hu đã tạo được sức lan toả trong hội viên, góp phần giảm tỷ lệ hội viên nghèo xuống còn 20%, nâng mức sống khá lên 50% và xóa hẳn tình trạng hội viên đứt bữa khi giáp hạt. 

Thanh Tân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

fb yt zl tw