Cuộc sống mới dưới chân đèo Khau Phạ

YBĐT - Có dịp trở lại Cao Phạ - xã vùng cao của huyện Mù Cang Chải, trước mắt chúng tôi là màu xanh của lúa, ngô và của rừng. Xa xa có những con đường mới mở vươn dài về tới các bản làng có những mái nhà được lợp ngói prô xi măng sáng trắng. Thấp thoáng trong nắng vàng là nét hoa văn đẹp mắt trên váy áo của người phụ nữ Mông lên nương, tiếng hát của trẻ thơ vang vọng từ những mái trường thân yêu đã cho chúng tôi cảm nhận về cuộc sống no ấm ở nơi vùng cao này.

Cao Phạ nằm dưới chân đèo Khau Phạ có 9 bản định cư với 100% nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã thành lập Đội du kích “Khau Phạ” do các tộc trưởng người Mông - Lý Nủ Chu, Giàng Sống Tu đứng đầu cùng nhiều thành viên xuất sắc đã lợi dụng địa hình rừng núi hiểm trở, sương mù dày đặc, thường xuyên phục kích tại các đoạn đường hiểm trên đỉnh núi.

Với chiến thuật tài giỏi, đội du kích đã đánh chặn các cuộc hành quân của giặc từ Nghĩa Lộ qua địa bàn lên các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên và ngược lại bằng vũ khí thô sơ nhưng vô cùng lợi hại như: súng kíp, chông tre, giàn đá và tên nỏ tẩm độc, đã tiêu diệt hàng ngàn tên giặc, làm suy yếu tinh thần và tiêu hao sinh lực địch.

Sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống của đồng bào nơi đây từng bước đổi mới đi lên. Đặc biệt, những năm gần đây được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như: đường giao thông, công trình thủy lợi, trạm y tế, trường học, cây con giống và hỗ trợ tấm lợp cho các hộ nghèo...

Cùng đó, Đảng bộ, chính quyền xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân xoá bỏ tập quán canh tác cũ, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhất là việc thâm canh, tăng vụ, xây dựng mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, tích cực phát triển thêm cây thảo quả với việc chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn.

Đi đôi với việc phát triển kinh tế, chính quyền xã Cao Phạ còn tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: bỏ trồng cây thuốc phiện, giảm thiểu những hủ tục lạc hậu trong đám cưới, đám tang gây tốn kém của cải, tiền bạc và thời gian của dân để xây dựng đời sống văn hóa, văn minh.

Mỗi cán bộ, đảng viên trước hết phải tự vận động, khuyến khích gia đình và dòng họ mình thực hiện trước. Đồng thời vận động đồng bào đưa các giống lúa, ngô có năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu, đất đai như giống lúa lai Nhị ưu 838 và giống ngô Bi-ô-xít vào gieo cấy, tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng phương thức sản xuất tập trung và theo hướng hàng hóa. Không thả rông gia súc, gia cầm để bảo vệ mùa màng và tránh các loại dịch bệnh. Nhờ đó, đồng bào đã thực hiện gieo cấy thành công hai vụ lúa/năm.

Năm 2010 - 2011, toàn xã đã gieo cấy 492 ha các loại cây trồng, trong đó có 120 ha lúa vụ đông xuân, 227 ha lúa vụ mùa, 100 ha ngô, 45 ha đậu tương, 50 ha sắn, trên 100 ha cây thảo quả và gần 30 ha các loại cây trồng khác như dong riềng, khoai lang, khoai sọ, bí, bầu... Bên cạnh đó, xã còn chú trọng phát triển chăn nuôi, hiện nay tổng đàn gia súc toàn xã là 2.678 con, trong đó, trâu 808 con, bò 135 con,  ngựa 33 con, dê 108 con, lợn 1.594 con.

Ông Giàng A Páo ở bản Nả Đở phấn khởi cho hay: “Nhờ có Đảng hướng dẫn cách làm thâm canh tăng vụ mà cuộc sống của đồng bào Mông ở Cao Phạ đã khá hơn trước rất nhiều. Gia đình tôi trước đây chỉ biết làm một vụ, đất bỏ hoang nên hàng năm thường thiếu gạo ăn, từ khi nghe theo Đảng, làm thêm vụ hai, tích cực chăm bón theo kỹ thuật, gia đình đã có đủ cơm ăn. Năm nay, lúa nhà tôi chắc cũng thu đạt khoảng 5 tấn thóc không còn lo thiếu gạo như trước nữa".

Ở xã Cao Phạ hiện nay có nhiều gia đình đã biết làm kinh tế trang trại tổng hợp, thâm canh tăng vụ, có thu nhập ổn định không còn đói nghèo. Đặc biệt là đã có nhiều hộ tự vươn lên làm giàu như các gia đình ông Vàng Sông Củ ở bản Tà Chơ, hộ ông Sùng Sáy Chung, Lý A Lử ở bản Lìm Mông, Sùng Nhà Của, Sùng Tha Rua ở bản Sẻ Sán, Giàng A Lử,  Giàng Dủ Vàng ở bản Trống Tông…

Trao đổi với chúng tôi, ông Lý A Lử - Bí thư Đảng ủy xã Cao Phạ cho biết: “Để tiếp tục đưa đời sống của nhân dân phát triển đi lên, xã đã tranh thủ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư như Chương trình 135, 134, Dự án 30a và một số dự án khác để vận động nhân dân tham gia tích cực vào việc góp sức mở rộng các tuyến đường giao thông liên thôn, bản. Hiện nay, 9/9 thôn, bản trong toàn xã đều đã có đường giao thông, đảm bảo xe máy đi lại dễ dàng, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Các trường, lớp học, trạm y tế xã, nhà văn hoá cộng đồng đều được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhân dân tại địa phương”.

Bằng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những cố gắng nỗ lực của địa phương, hiện nay cơ sở hạ tầng đã được kiên cố hóa, kinh tế - xã hội có những bước phát triển rõ rệt, cuộc sống của nhân dân được ấm no, tình hình an ninh trật tự ổn định, tệ nạn xã hội giảm hẳn.

Đức Hồng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

"Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room tín dụng, cạnh tranh sẽ được kích hoạt”, ông Nguyễn Tú Anh - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho hay. 

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Giải pháp đột phá cho kinh tế nhà nước

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Đây là một nguyên lý nền tảng, thể hiện vai trò đặc biệt của khu vực kinh tế do Nhà nước nắm giữ trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển bền vững.

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Ô tô ngoại về Việt Nam tăng mạnh

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước phục hồi mạnh mẽ, thị trường ô tô nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trong 6 tháng đầu năm nay.

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Thời trang bền vững: Hướng đi sáng tạo cho kinh tế xanh Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng khí hậu, thời trang bền vững đang mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam. Từ những xưởng may quy mô nhỏ đến những tập đoàn lớn, nhiều sáng kiến thiết thực đang góp phần xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, bảo vệ môi trường và nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Sau hợp nhất, xã Y Tý (Lào Cai) sở hữu những tiềm năng và lợi thế vượt trội về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc giàu bản sắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nông nghiệp ôn đới. Với không gian mở rộng, Y Tý có nhiều dư địa để thu hút thêm nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 5552/BCT-TCCB ngày 25/7 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký về việc thực hiện Kết luận số 178-KL/TW ngày 17 tháng 7 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính hai cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương rà soát, đánh giá và xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

fb yt zl tw