Còn thờ ơ với nông nghiệp

Khó khăn hiện nay của ngành nông nghiệp là kết quả của sự thiếu quan tâm đúng mức đến đầu tư cho nông nghiệp.

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo tham vấn “Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) và Đại học Mở TP.HCM tổ chức ngày 3-8 tại TP.HCM.

Có thật sự ưu tiên nông nghiệp?

"Nếu như chúng ta cứ tiếp tục phương thức sản xuất cũ (công nghệ, phân phối tư liệu sản xuất, đất đai...) thì không thể nào gia tăng được thêm năng suất cũng như đảm bảo được chất lượng"

TS VŨ THÀNH TỰ ANH

Các đại biểu cho rằng rất nhiều tuyên bố của các cấp chính quyền đưa ra trong thời gian qua là ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhưng thực tế lại không phải như vậy. TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng Ipsard, cho biết nông nghiệp, nông thôn là nơi sinh sống của 70% dân số, đóng góp 20% GDP và 30% kim ngạch xuất khẩu nhưng được đầu tư không tương xứng. Trong khi đầu tư cho xã hội tăng lên ghê gớm từ hồi đổi mới đến nay thì đầu tư cho nông nghiệp rất ít, xét về tỉ lệ còn giảm đi.

TS Vũ Thành Tự Anh, giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho biết nhìn dưới góc độ tổng thể của nền kinh tế thì mức độ đầu tư cho nông nghiệp cách đây khoảng mười năm là 13-14% ngân sách nhưng hiện nay chỉ còn 6%.

Như vậy, nếu nói về ưu tiên chính sách của Chính phủ thì không có nông nghiệp. “Bởi vì ưu tiên trong chính sách phải được thể hiện bằng ưu tiên trong ngân sách. Rõ ràng nông nghiệp không phải là lĩnh vực ưu tiên, và vì không ưu tiên nên khó khăn của nông nghiệp như hiện tại là điều hiển nhiên” - TS Vũ Thành Tự Anh nói.

Theo các chuyên gia, cần phải có sự đối xử công bằng với nông nghiệp như những gì mà ngành này đã đóng góp cho nền kinh tế. Nếu Chính phủ không nhìn lại một cách cơ bản về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như nhìn lại những khiếm khuyết mà thời gian qua chúng ta đã làm sẽ không thể nào phát triển được.

Hướng về xuất khẩu

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, nông nghiệp Việt Nam vẫn cần phải hướng về xuất khẩu, không chỉ để tạo ra công ăn việc làm, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước mà quan trọng hơn là tạo ra một động lực để nâng cao năng suất và tăng cường tính cạnh tranh. “Đó là điều mà doanh nghiệp VN đang rất thiếu và đang rất cần, đặc biệt khi chúng ta đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt” - TS Tự Anh nói.

Định hướng phát triển những năm tới

Trồng trọt: phát triển cây hàng hóa có khả năng cạnh tranh, hiệu quả cao phục vụ xuất khẩu và trong nước, phát triển ngành hàng mới có giá trị gia tăng cao như nấm, hoa, cây cảnh...

Chăn nuôi: phát triển theo lợi thế của từng vùng sinh thái theo hai phương thức sản xuất lớn, tập trung, công nghiệp và nâng cao chất lượng chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Xây dựng chuỗi chăn nuôi đồng bộ.

Thủy sản: ĐBSCL hình thành vùng chuyên thâm canh quy mô 20.000ha, tổ chức lại ngành thức ăn và thủy lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt...

PGS.TS Vũ Trọng Khải cho rằng nếu VN định hướng công nghiệp hóa thì đó phải là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn tạo ra những đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ cho kinh tế nông nghiệp nông thôn. Và để nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp cần giải quyết hai vấn đề: tích tụ ruộng đất và đào tạo nông dân, trong đó giải quyết dứt khoát chính sách đất đai là bước đột phá.

“Nếu cứ nhùng nhằng không rõ ràng về khái niệm chuẩn thì nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhì nhằng trong phát triển” - PGS.TS Vũ Trọng Khải nói.

Theo ông Khải, cứ cho đất đai là của sở hữu toàn dân nhưng phải coi quyền sử dụng đất là tài sản hàng hóa, tức là phải được trao đổi dẫn đến tích tụ ruộng đất. Nhà nước cũng cần bỏ khái niệm thu hồi đền bù đất mà phải mua quyền sử dụng đất của nông dân, tránh tình trạng lấy đất của dân một cách vô lý cho một số nhà đầu tư đầu cơ dự án. “Có như thế mới có những trang trại mới cơ giới hóa, sản xuất theo các tiêu chuẩn toàn cầu” - ông Khải cho biết.

Rất nhiều đại biểu cho rằng muốn thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp cần xem lại vấn đề quy hoạch. Theo ông Dương Nghĩa Quốc - giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp, quy hoạch về nông nghiệp là quy hoạch cho có vì “không đầu tư cho công tác đảm bảo quy hoạch, xử lý vi phạm quy hoạch”. Trong khi các chính sách để nâng cao năng suất không theo kịp thực tế.

TS Đặng Kim Sơn cho biết trong khi cả nước liên tục nhập siêu năm sau cao hơn năm trước thì nông nghiệp là ngành duy nhất thặng dư xuất khẩu ròng trong những năm qua.

Đây là minh chứng mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất cho thấy lợi thế so sánh nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn mới mà Ipsard đang thực hiện để trình Bộ NN&PTNT cũng như Chính phủ sẽ gồm những giải pháp mang tính đột phá, hướng vào hai nội dung là phát triển giá trị gia tăng cao và bền vững thay vì tập trung vào tăng trưởng như trước đây.

(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 15 tháng 7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa tại các vị trí móng cột đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công thuộc Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua hai xã Cảm Nhân và Yên Thành. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ban Quản lý điện 1 và chính quyền địa phương.

Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần

Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần

Trong phiên 14/7, giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD, khi các nhà đầu tư đánh giá về nguy cơ tác động từ những đe doạ mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các lệnh trừng phạt đối với những người mua dầu của Nga đến nguồn cung toàn cầu, trong khi vẫn lo ngại về thuế quan của Mỹ.

Mưa lũ làm 2 người chết và 3 người bị thương, gây thiệt hại trên 4 tỷ đồng

Mưa lũ làm 2 người chết và 3 người bị thương, gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng

Từ ngày 12/7 đến 14/7, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có mưa vừa, mưa to đều khắp; một số địa phương xuất hiện mưa rất to như xã Y Tý, Mường Hum, Nậm Lúc, Xuân Ái và phường Sa Pa, phường Yên Bái… gây lũ ống và sạt lở đất. Mưa đã gây thiệt hại về người, tài sản tại một số địa phương.

Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp

Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp

Ngày 14/7, Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.

Quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, tái bùng phát tại nhiều xã, phường trên địa bàn tỉnh. Với đặc điểm lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị, dịch bệnh này tiếp tục gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trước tình hình đó, các cấp chính quyền, ngành chuyên môn và người dân đang vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp khoanh vùng, dập dịch, không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài.

fb yt zl tw