Chuẩn bị cho Đồng bằng sông Hồng và miền Trung thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung để thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong giai đoạn tới.

Theo các nghiên cứu, dự báo về  tác động đối với hệ thống sông suối, vùng nước của cả hai khu vực, hệ thống công trình thuỷ lợi tại đây cần phải có những quy hoạch, đầu tư mới.

Tại Đồng bằng sông Hồng, vấn đề đặt ra là tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá mạnh mẽ, nguồn nước suy giảm với sự biến đổi lòng dẫn sông Hồng, tiêu chuẩn về tiêu thoát nước, phòng chống lũ  thay đổi.

Còn khu vực miền Trung phải đối phó với nguy cơ nước biển dâng 28-33cm, dòng chảy các sông giảm trong mùa khô  so với hiện tại từ 3-17%, tăng trong mùa lũ 3-9%. Trong khi đó, hệ thống đê, tuyến đê chưa  đầy đủ và tỷ lệ kiên cố hoá  thấp.

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, các cơ quan quản lý thuỷ lợi sẽ xây dựng, trình lên Chính phủ xem xét, phê duyệt những bản quy hoạch mới với phạm vi 11 tỉnh, thành lưu vực sông Hồng, diện tích tự nhiên 2,1 triệu ha, dân số  gần 20 triệu người và 12 tỉnh, thành miền Trung từ  Thanh Hoá tới Khánh Hoà với diện tích tự  nhiên 84.726 km2 và dân số 18 triệu người.

Các quy hoạch nhằm nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi hiện nay, đảm bảo chủ động cấp nước, tiêu thoát nước sản xuất, sinh hoạt cho 2 khu vực. Đồng thời, có các giải pháp tổng thể thuỷ lợi nhằm chủ động phòng chống lũ, chống ngập, ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Các nhà hoạch định sẽ xây dựng những giải pháp quy hoạch thuỷ lợi với các tiêu chuẩn tính toán về tưới, tiêu, kịch bản biến  đổi khí hậu, nước biển dâng và hệ số  biến đổi của dòng chảy đối với từng vùng, tiểu vùng. Cùng với đó, đưa ra các dự báo  ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng về cấp nước và xâm nhập mặn, tiêu thoát nước, về hệ số, tần suất lũ.

Các báo cáo quy hoạch sẽ lên các phương án xây dựng các công trình thuỷ lợi cụ thể, tính toán trình tự thực hiện quy hoạch, nguồn vốn đầu tư cho từng giai đoạn cũng như các phương thức huy động vốn.

(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw