Vùng sâu, vùng xa (Văn Yên): Những đổi thay rõ nét

YBĐT - Về các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Văn Yên như Nà Hẩu, Mỏ Vàng, phong Dụ Hạ, phong Dụ Thượng, Lang Thíp, Viễn Sơn, Đại Sơn... các công trình đường giao thông, trung tâm cụm xã, chợ, trường học được xây dựng khang trang; nhiều công trình kênh mương, thủy lợi được kiên cố hóa; hệ thống điện lưới quốc gia vươn đến tận các bản, làng...

Ông Lý Văn Ngọc - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Yên cho biết, chỉ cách đây 5, 10 năm, các xã vùng sâu, vùng xa này chưa có đường ô tô đến trung tâm, mỗi lần đi công tác phải thuê xe thồ chở vào trụ sở UBND xã làm việc rồi chở quay về. Những hôm trời mưa, đường sá lầy lội, không về kịp phải ngủ lại ở nhà dân là chuyện bình thường. Đến nay, được sự quan tâm đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn của Trung ương và địa phương, bộ mặt các xã đến các thôn, bản có nhiều thay đổi.

Chỉ riêng nguồn vốn Chương trình 135 (cả hai giai đoạn I và II), từ năm 2005 đến nay, đã đầu tư vào 8 xã đặc biệt khó khăn của huyện trên 60 tỷ đồng; xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hơn 2.400 công trình: đường giao thông, trường học, chợ cụm, kênh mương thủy lợi, cầu cống, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng... Thực hiện Chương trình 134, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả dự án phát triển bền vững 13 thôn khó khăn với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Xã Viễn Sơn là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn xã hiện có 703 hộ, 3.125 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 75,6% dân số.

Ông Triệu Tiến Bảo - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: "Trong những năm qua, có sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nhiều chương trình lồng ghép khác của tỉnh, của huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản đều được mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp A miền núi, trong đó 80% đã được cứng hóa và bê tông hóa; 85% số hộ đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nhiều năm nay. Các thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số đều có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các trường học trên địa bàn đều được kiên cố hóa và tầng hóa. Nhân dân đã định canh định cư, cuộc sống no đủ, con cháu được học hành chu đáo".

Văn Yên là huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm gần 45% dân số, đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ như: Chương trình 134, 135 và các chương trình đầu tư của tỉnh về giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt kết quả thiết thực. Huyện hiện có 70% mạng lưới đường giao thông liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa; 95% số thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, 85% số hộ được sử dụng điện; 63% số dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và 100% số thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng...

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương đúng đắn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền. Trên địa bàn huyện Văn Yên, những năm qua, Trung ương và tỉnh Yên Bái đã đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số một nguồn vốn khá lớn, không chỉ làm thay đổi diện mạo các thôn bản, giúp đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Những công trình, hạng mục được đầu tư xây dựng trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu bức thiết, giúp đồng bào định canh định cư ổn định, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Đồng thời, qua đó làm thay đổi tư duy, nhận thức của đồng bào từ sản xuất du canh du cư sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, đời sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện có nhiều cải thiện rõ nét, bộ mặt các thôn bản đã và đang có nhiều thay đổi.  

      Thu Nhài

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 21/7, Đoàn công tác Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

Thị trường xe máy xăng 'rục rịch' giảm giá trước 'giờ G'

Thị trường xe máy xăng 'rục rịch' giảm giá trước 'giờ G'

Trước lộ trình cấm xe xăng từ 1/7/2026 tại Hà Nội, thị trường xe máy Việt Nam đang chứng kiến một đợt giảm giá của nhiều mẫu xe xăng của các thương hiệu lớn như Honda, Yamaha. Đây được xem là bước đi “xả hàng” nhằm thu hồi vốn trước khi thị trường chuyển dịch mạnh sang xe điện.

Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Tăng hiệu lực quản lý tài nguyên khoáng sản

Việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 2-7-2025 không chỉ nhằm cụ thể hóa Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tháo gỡ những vướng mắc trong cấp phép, đấu giá, kiểm soát sản lượng và bảo vệ môi trường.

fb yt zl tw