Nghĩa Sơn phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

YBĐT - Xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 358 hộ với trên 1.500 khẩu, sống rải rác trong 6 thôn, bản.

Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nên cả xã chỉ còn thôn Bản Bẻ chưa có điện lưới quốc gia và hai thôn Bản Bẻ, Bản Lọng chưa có đường bê tông.

"Là xã thuần nông, dân trí thấp, bà con còn hạn chế về áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, bởi vậy, để góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, cùng với các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, xã Nghĩa Sơn luôn quan tâm tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm..." - Phó chủ tịch UBND xã Vì Văn Vân cho biết.

Bên cạnh các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã luôn chú trọng quan tâm đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình kinh tế tổng hợp vườn, ao, chuồng, rừng (VACR) điển hình, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ dân trí của địa phương.

Mô hình phát triển kinh tế của hộ ông Vì Văn Sang ở thôn Nậm Tộc 1 là một điển hình. Theo ông Sang, đã là người nông dân, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi thì không có gì bằng sự chăm chỉ, chịu khó. Tuy đã ở tuổi cần được nghỉ ngơi nhưng ngày nào ông cũng vẫn đi lấy rau lợn, củi đóm về phục vụ chăn nuôi.

Mỗi năm ông xuất bán khoảng 1 tấn lợn thương phẩm, nuôi thả cá trên 2.000m2 mặt nước ao, mỗi năm trừ tiền chi phí lãi từ 15 triệu đồng trở lên; chăm sóc trên 8ha đồi rừng gồm cây mỡ và quế; hàng năm còn gieo cấy 5 sào lúa ruộng. Bình quân tổng thu nhập của gia đình ông Sang đạt trên 70 triệu đồng/năm.

Học tập ông Sang, nhiều hộ dân trong xã cũng tích cực sản xuất, chăn nuôi. Năm qua, ngoài gieo cấy lúa nước, toàn xã còn trồng được trên 50ha ngô, rau mầu các loại và 100ha sắn, sản lượng đạt trên 1.000 tấn. Người dân cũng chủ động tiêm phòng dịch bệnh, chống rét… giữ ổn định đàn gia súc trên 470 con, đàn lợn và gia cầm các loại trên 3.000 con. Cùng đó, khai thác rừng trồng sản xuất, nhân dân trong xã trồng mới lại được trên 54ha quế, mỡ, keo và giải phóng 130ha đất chuyển sang trồng cao su…

Sự phát triển ngày càng hiệu quả của các mô hình kinh tế hộ gia đình cùng với vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, tận dụng tối đa  quỹ đất trồng cao su, tạo công ăn việc làm cho nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo ở Nghĩa Sơn. Trong năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 84% xuống còn 71%. Nghĩa Sơn sẽ phấn đấu giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo 12% trở lên/năm trong những năm tới.

 A Mua

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw