Xây dựng đề án chống nhập lậu thủy sản

Sáng 16-7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, hiện nay tình trạng nổi lên về an toàn thực phẩm là việc nhập lậu các loại thủy sản không rõ nguồn gốc. Theo đó, trong 6 tháng qua, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, xử lý 40 vụ vận chuyển buôn bán thủy sản nhập lậu vào nội địa, tịch thu 30 tấn thủy sản các loại, trong đó có 10 tấn cá tầm.

Bên cạnh cá tầm còn xuất hiện nhiều loại thủy sản lậu khác như cá trê, cá quả, ếch… không rõ nguồn gốc, được nhập lậu, bày bán công khai ở các chợ đầu mối lẫn chợ lẻ, không có chứng từ hóa đơn, rất khó phân biệt với thủy sản trong nước. Qua kiểm tra 10% mẫu cá tầm, 10% mẫu cá trê và 20% mẫu cá quả không rõ nguồn gốc đã phát hiện các chất cấm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Cũng trong 6 tháng qua, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an đã phát hiện, bắt giữ 500 vụ vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, tịch thu tiêu hủy 127 tấn gà sống, hơn 46 tấn thịt gia cầm, hàng trăm nghìn quả trứng và gia cầm giống… Trong đó, cơ quan chức năng đã thu thập, xét nghiệm gần 34.000 mẫu thực phẩm, phát hiện gần 5.700 mẫu có hàn the, formaldehyde, phẩm màu và chất bảo quản vượt mức cho phép, chiếm tỷ lệ 16,7%.

Về ngộ độc thực phẩm, 6 tháng đầu năm xảy ra 87 vụ với 1.649 người nhập viện, 18 trường hợp tử vong, giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kết quả này chưa bền vững khi trong tháng 7 xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các các bộ, ngành tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện những vi phạm liên quan đến việc hợp thức hóa cho cá nhập lậu. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giao 2 Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT chủ trì xây dựng đề án để ngăn chặn nhập lậu thủy sản. Trong đó, nhiệm vụ của Bộ Công thương là ngăn chặn ở cửa khẩu, còn Bộ NN-PTNT tham gia việc quản lý cá nuôi trong nước, lưu thông trên thị trường, kiểm soát lại việc kiểm dịch, chứng nhận kiểm dịch thú y… Tới tháng 10-2013, đề án sẽ được hoàn thiện để triển khai.

(Theo SGGP)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, truy xuất nguồn gốc trở thành công cụ bảo vệ người tiêu dùng, giữ uy tín cho doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Giải pháp là sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

fb yt zl tw