Kiến nghị xử lý tài chính trên 14.710 tỷ đồng

Ngày 25-7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã công bố báo cáo kiểm toán năm 2012. Theo đó, trên cơ sở kiểm toán 27 tập đoàn, tổng công ty, KTNN cho biết, tổng các khoản đầu tư tài chính của các đơn vị này tính đến 31-12-2011 là 25.750 tỷ đồng.

 Trong đó, đầu tư dài hạn chủ yếu tập trung vào các công ty con và công ty liên kết có nguồn gốc từ cổ phần hóa doanh nghiệp. Kết quả kiểm toán cho thấy một số đơn vị không đầu tư ngoài ngành, việc đầu tư tài chính của các đơn vị cơ bản được thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của một số đơn vị thấp, nhiều công ty liên doanh, liên kết kinh doanh thua lỗ, mất vốn.

Ngoài ra, số liệu từ KTNN còn cho biết, một số đơn vị không tuân thủ Nghị định 09 của Chính phủ về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Tại 6 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán, tình trạng trên cũng diễn ra tương tự. Theo KTNN, tại các đơn vị được kiểm toán hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đều có hoạt động đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết. Song hiệu quả của các khoản đầu tư còn thấp, nhiều khoản đầu tư không thu được lợi nhuận hoặc suy giảm giá trị kể từ thời điểm đầu tư và nguy cơ mất vốn cao.

Theo đánh giá của KTNN, năm 2011, cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, điều hành lãi suất dần phù hợp với thị trường... Song lạm phát cả năm vẫn ở mức cao (18,13%), vượt so với chỉ tiêu Quốc hội điều chỉnh (từ 15% đến 17%); nhu cầu vốn giá rẻ cho nền kinh tế chưa được đáp ứng đầy đủ (lãi suất cho vay nền kinh tế còn cao); tăng trưởng tín dụng 14,45% không đạt chỉ tiêu theo nghị quyết của Chính phủ (15% - 17%); tỷ lệ nợ xấu liên tục gia tăng từ 2007, đặc biệt năm 2011 tăng đột biến 3,07%; hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cho vay, tái cấp vốn chưa kịp thời và đầy đủ; một số ngân hàng, tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn vi phạm tỷ lệ an toàn theo quy định chưa được cảnh báo, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời; việc điều hành thị trường liên ngân hàng còn hạn chế, không kiểm soát được mức lãi suất cao bất thường.

Trên cơ sở báo cáo, KTNN kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xử lý tài chính 14.710 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu gần 2.184 tỷ đồng, giảm chi gần 2.500 tỷ đồng; nợ đọng phát hiện tăng thêm gần 960 tỷ đồng; 8.858 tỷ đồng nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách Nhà nước... Theo ông Lê Minh Khái, Phó Tổng KTNN, cơ quan này đã chuyển 5 vụ có dấu hiệu sai phạm sang cơ quan điều tra.

* Phát hiện gần 7.000 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng là thông tin được đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm (Bộ Công an), tổ chức ở Hà Nội ngày 25-7. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng công an đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm nên tình hình tội phạm tiếp tục được kiềm chế. Đáng chú ý, công an đã điều tra, khám phá trên 21.000 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lý 46.000 đối tượng, triệt phá trên 1.000 băng nhóm tội phạm các loại, xử lý trên 6.000 đối tượng. Đặc biệt gần 7.000 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng gây thiệt hại 61.000 tỷ đồng đã được phát hiện. Công an đã điều tra, làm rõ, thu hồi cho nhà nước trên 16.000 tỷ đồng.
(Theo SGGP)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

fb yt zl tw