Áp lực sinh con trai

YBĐT - Là cháu đích tôn trong một dòng họ nhiều đời có con trai thành đạt và làm “quan” nên ngay từ khi mới kết hôn, vợ chồng anh N.T.Đ ở thành phố Yên Bái đã được cả họ giao cho “nhiệm vụ” bằng giá nào cũng phải có con trai để nối dõi tông đường.

Ban đầu, chị M vợ anh N.T.Đ tưởng mọi người nói trêu vì việc sinh con trai hay con gái đâu phải muốn là được nhưng lấy nhau về chung sống một thời gian thì chính chồng chị đã cho biết việc mọi người nói là hoàn toàn nghiêm túc.

Chiều theo ý chồng và gia đình nhà chồng, ngay từ khi có ý định sinh con đầu lòng, chị M đã lên mạng tìm kiếm mọi thông tin nói về việc sinh con trai và áp dụng thực hiện một cách chi tiết. Tuy nhiên, kết quả vẫn không như mong muốn, chị đã sinh một bé gái kháu khỉnh và khỏe mạnh.

Được làm mẹ, với chị M đó đã là niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng còn với chồng chị và mọi người trong gia đình nhà chồng thì đó là chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ của mọi người với cô con gái bé bỏng khiến chị M càng cảm thấy thương yêu con nhiều hơn. Chị tự động viên mình và chồng, thôi thì vẫn còn có cơ hội sinh đứa thứ 2 nên không cần quá phải lo. Chị M thì suy nghĩ là vậy nhưng chồng chị thì khác.

Từ nhỏ anh Đ chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng, quan niệm không công bằng về giới. Với gia đình, dòng họ nhà anh Đ thì đàn ông luôn là người có quyền lực, được quyết định mọi vấn đề trong gia đình và là người được thờ cúng của dòng tộc. Vì thế nếu không sinh được con trai kế tục thì sẽ bị coi là có tội với tổ tiên, gia đình. 

Cũng vì nóng lòng muốn có con trai nên khi cô con gái đầu lòng vừa tròn 1 tuổi, anh Đ đã giục vợ phải sinh tiếp đứa thứ 2. Lần này cẩn trọng hơn, chị Mai được mẹ chồng đưa đi gặp đủ các thầy từ thầy bói, thấy cúng đến thầy thuốc. Có đền, chùa nào nổi tiếng là cả nhà đều đến khấn vái, kêu cầu. Riêng chồng chị M thì xin nghỉ phép một tháng ở nhà bồi bổ cùng với vợ. Chị M cũng được cả nhà quan tâm, chăm sóc rất chu đáo.

Đến tháng thứ 5, khi chị Mai đi siêu âm và được biết không phải là trai, cả nhà chồng chị M đã thể hiện sự thất vọng và buồn ra mặt. Chồng chị M bắt đầu suốt ngày rượu chè, không quan tâm, đoái hoài đến vợ con. Tới ngày chị M sinh, anh Đ cũng không có mặt.

Mãi đến vài tháng sau chị mới biết anh Đ đã có người phụ nữ khác. Buồn chán, tuyệt vọng, chị M chuẩn bị quyết định ly hôn thì không ngờ chồng chị lại là người nói ra điều đó trước. Lý do mà anh Đ nói với chị M là “Cô không biết đẻ con trai mà nhà tôi thì không thể không có con trai nên tôi phải đến với người phụ nữ khác…”. Cuộc hôn nhân tan vỡ, chị M và anh Đ chia tay mà nguyên nhân căn bản chỉ vì  không có con trai.

Câu chuyện nói trên tưởng chừng như rất hy hữu nhưng thực tế đây đang là vấn đề và là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ly thân, ly hôn, ngoại tình và mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện tại, Yên Bái đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính tương đối cao của cả nước. Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, hiện, việc cố tình sinh con thứ 3 trở lên mà mục đích chỉ là sinh cho được con trai đã không chỉ xảy ra ở những vùng dân trí thấp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà ngay các khu vực thị xã, thị trấn, thành phố cũng không hiếm, trong đó có cả đảng viên, trí thức, người giữ chức vụ ở các cơ quan, đoàn thể.

Trước thực trạng trên, để từng bước giúp mọi người dân nhận thức đúng đắn về việc sinh con và không có những quan niệm lệch lạc gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của ngành dân số cũng rất cần hơn nữa sự tham gia của ngành, đoàn thể chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động; trong xã hội cần có sự đối xử, phân công công việc, bổ nhiệm chức vụ, địa vị một cách công bằng với phụ nữ…

 H.O

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw