Quê núi hội về

YBĐT - Tiếng gà gáy sang canh râm ran cả thôn Đồng An và có lẽ cả các thôn khác của xã Kiên Thành (Trấn Yên) lay tôi tỉnh giấc. Rồi tiếng gáy xa dần trả lại màn đêm cho âm thanh rả rích của côn trùng. Tiếng nước lần róc rách, gom góp đổ vào ao cá bên trái nhà sàn. Mấy chén rượu thơm nồng, ấm áp trong bữa tối dễ đưa người vào giấc ngủ sâu. Vậy mà thời khắc sang canh mở màn một ngày mới miền quê núi lại khiến khách phương xa trằn trọc.

Cả buổi chiều qua đi hết những rừng quế, vượt qua đồi măng mà chân không biết mỏi. Đâu đây vẫn ríu rít, xôn xao tiếng mấy thiếu nữ Tày, thiếu nữ Dao làm cỏ đồi tre măng còn đọng lại, hương quế tan trong sương đêm còn lan tỏa. Rừng măng vào độ chăm sóc, quế cũng đã hết vụ thu nhưng sao đồi đất vẫn lên hương, quyến rũ. Bên trong quế răm rắp theo hàng, theo lối vươn cao. Nhìn từ xa, đồi tiếp đồi lúp xúp, ngút tầm mắt. Cả xã Kiên Thành đã trồng được 1.000 ha tre măng Bát độ, quế có 1.500 ha trồng luân canh. Cao hơn là diện tích  keo,  bồ đề được trồng và khai thác hợp lý đã góp phần sinh thủy, đủ nước tưới cho 220 ha ruộng cấy 2 vụ.

Trong câu chuyện làm ăn, Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Văn Lũy say sưa kể về cây tre măng Bát độ. Thấm thoắt thứ cây này đã có mặt ở  Kiên Thành hơn chục năm. Cả ngàn ha là kết quả của "cuộc cách mạng" chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trồng tre lấy măng nhưng phải có kỹ thuật, phải bón phân là chuyện đồng bào chẳng bao giờ nghĩ tới. Thế mới hiểu tại sao năm mới đây, có những địa phương lấy giống về trồng, cây sống thấp. Mãi rồi thành công, khi có những lứa măng đầu tiên, vấn đề thị trường tiêu thụ lại đặt lên bàn của lãnh đạo xã và lãnh đạo huyện Trấn Yên. Tưởng chừng sẽ có những xe măng tre đổ xuống sân UBND huyện để bắt vạ vì chẳng biết tiêu thụ ở đâu, rồi có lúc lại tranh mua, tranh bán “nóng” lên cả vùng.

Những chuyển dịch mang tính “lịch sử” và sự liên kết chặt chẽ đã mang lại cho người dân Kiên Thành 4 tỷ đồng nhờ măng Bát độ. Chỉ riêng bốn chục hộ dân ở bản người Mông Đồng Ruộng cũng đã thu chừng 700 triệu đồng nhờ gần trăm ha tre măng. Rồi cây quế cũng cho đồng bào 20 tỷ đồng, rừng nguyên liệu cho chế biến gỗ cũng tạo nguồn thu  con số hàng tỷ.

Còn nhớ lần gặp mẹ Việt Nam anh hùng Hà Thị Hao trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của thôn Đồng An. Gần 85 tuổi rồi  nhưng bước đi của mẹ còn rất nhanh nhẹn. “Năm nào cũng tổ chức hội vui lắm! Mọi người ở đây đoàn kết, cố gắng sản xuất giỏi, dìu dắt nhau làm ăn, đỡ nhau cùng tiến bộ” - mẹ Hao xúc động.

Giờ thì cuộc sống của trên 900 hộ với gần 3.800 nhân khẩu đã khá ổn định. Hơn một nửa là người Tày, 37,2% là người Dao, người Kinh và người Mông chưa đầy 12% dân số, không ai còn phải bữa sáng lo bữa chiều. Cuộc sống khấm khá nên hàng năm luôn có trên 83% số hộ đăng ký tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, 483 hộ đạt gia đình văn hóa theo tiêu chí của tỉnh. Cả 12 thôn trong xã đã ra mắt xây dựng làng văn hóa, gần nửa trong số đó được công nhận làng văn hóa cấp huyện.

Lễ cúng đình diễn ra với những nghi thức truyền thống.

Năm nay, niềm vui đón năm mới của gia đình ông Dương Trung Hưng ở thôn Đồng Phay thêm trọn vẹn bởi ngôi nhà xây rộng rãi khang trang trị giá trên nửa tỷ đồng đã hoàn thành trước tết. Ngôi nhà được xây bằng mồ hôi của cả gia đình nhỏ xuống 2 ha măng, 3 ha quế. Sau tết, đứa cháu ông sẽ được tổ chức lễ Cấp sắc - một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao.

Nhà ông Hưng có hội. Cả xã Kiên Thành mở hội. Thôn nào cũng có đội văn nghệ để cùng tập luyện, cùng múa hát cho nhau nghe, rồi tổ chức giao lưu trong những dịp lễ, tết. Có đội văn nghệ đi hội diễn ở huyện còn đoạt giải bằng những tiết mục của đồng bào Mông, đồng bào Tày đậm đà bản sắc.  Âm thanh của tính tẩu, của mác rích cuốn mọi người vào vòng múa với những bước chân trần nhịp nhàng, uyển chuyển.

“Em chỉ tranh thủ được một lúc buổi tối để tập thôi! Em thích múa Dậm thuông lắm, em muốn tập để còn giao lưu và giữ được bản sắc của dân tộc mình” - Hà Thị Thanh Huyền ở thôn Yên Thịnh một tay cầm cây đàn tính, một tay dắt bé gái cười duyên. Chẳng phải riêng Huyền, đông đảo nam thanh nữ tú cũng đang say sưa với lời ca, điệu múa của ông bà. Những nghệ nhân cao tuổi ở Kiên Thành và những người tâm huyết với văn nghệ dân gian đang cố gắng hướng dẫn, truyền dạy con cháu mình những điệu dậm: cheéo rưứa, quét sân rồng, múa vii,  đáp,  tính và  mác rích. Đây là 6 điệu dậm trong màn đại Dậm thuông với sự tham gia của khoảng 300 diễn viên mà xã dự kiến tổ chức trong lễ hội Cau lôống tôông (lễ hội Cầu mùa) tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng năm mới.

Ngoài trời đêm, nước lần vẫn róc rách. Sương lộp bộp trên tàu lá chuối. Tự lòng cứ phảng phất hình ảnh quả còn bay qua, bay lại trong lễ cúng đình, cúng cây còn với các nghi thức và màn Dậm hầu độc đáo xã tổ chức tới đây. Quả còn em gái trao sẽ sớm trúng đích thủng vòng còn - tín hiệu cho một năm mưa thuận gió hòa, lòng người đồng thuận để Kiên Thành tiếp nối những hội vui.

Quang Tuấn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, Dự báo trong 6 giờ tới một số khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa tích lũy tại tỉnh Lào Cai phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa đá, giông lốc trong chiều và tối nay.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

fb yt zl tw