Dư luận quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm máy bay Ma-lai-xi-a mất tích

Theo AP, Tân Hoa xã và TTXVN ngày 12-3, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ chiếc máy bay Boeing 777-200 của Hãng Hàng không quốc gia Ma-lai-xi-a (MA) mang số hiệu MH370 bị mất tích từ ngày 8-3 vẫn đang tiếp tục ở phía đông và phía tây bán đảo Ma-lai-xi-a, nhưng vẫn chưa phát hiện được dấu vết của máy bay mất tích này.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp báo tại một khách sạn gần sân bay quốc tế Bắc Kinh, người phát ngôn của MA I.Choi cho biết, đã có 42 tàu và 35 máy bay của các nước phối hợp tham gia công tác tìm kiếm máy bay mất tích trong mấy ngày qua nhưng vẫn chưa phát hiện dấu vết máy bay này.
Trong bối cảnh có những thông tin trái chiều về vụ máy bay mất tích này, ông Choi đã kêu gọi giới truyền thông thế giới theo dõi và cập nhật tin tức chính thức từ Chính phủ Ma-lai-xi-a và MA.

* Dư luận nhiều nước đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200 của MA mất tích. Tờ Thời báo hoàn cầucủa Trung Quốc ngày 11-3, đăng bài viết của tác giả Hứa Lệ Bình, chuyên viên Viện Nghiên cứu chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu thuộc Viện Nghiên cứu khoa học xã hội Trung Quốc, hoan nghênh và bày tỏ sự cảm ơn những nỗ lực và sự chủ động, tích cực của Việt Nam. Bài báo viết rằng, nhiều nước đã và đang tích cực tham gia tìm kiếm, trong đó sự thể hiện tích cực của Việt Nam rất đáng được ghi nhận. Dưới sự hỗ trợ của phía Ma-lai-xi-a, Việt Nam ngay lập tức đã điều máy bay và tàu thuyền tiến hành tìm kiếm tại những vùng biển có liên quan...

Trong khi đó, theo đài BBC, Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ cho quốc tế tinh thần trách nhiệm cao trước một vụ việc mang tính nhân đạo liên quan nhiều quốc gia. Hình ảnh các chuyến bay, tàu tìm kiếm máy bay mất tích của lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam liên tục xuất hiện trên các báo Anh, trong đó nhấn mạnh Việt Nam đã hết sức nỗ lực dù không có công dân Việt Nam nào đi trên chuyến bay mất tích này... Các hãng truyền thông lớn như BBC, CNN liên tục cập nhật thông tin từ truyền hình và trang webtừ Việt Nam. Truyền thông Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận các nguồn tin và trở thành nguồn thông tin chính cho các báo quốc tế...

* Công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của MA đã được mở rộng lên phía tây bắc, trong khu vực biển An-đa-man, bắc đảo Xu-ma-tra (In-đô-nê-xi-a), rất xa so với lịch trình bay đã được hoạch định. Giám đốc MA A.Ra-man cho biết "sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội nào". Tuy nhiên, ông không cho biết quyết định mở rộng khu vực tìm kiếm ra phía tây bắc lần này có dựa trên một cơ sở chắc chắn nào.

* Cùng ngày, Không quân Ma-lai-xi-a khẳng định không loại trừ khả năng chiếc máy bay mất tích đã thay đổi hành trình bay, nhưng phủ nhận thông tin về việc ra-đa của quân đội đã phát hiện chiếc máy bay này trong vùng trời phía trên eo biển Ma-lắc-ca vào lúc 2 giờ 40 phút sáng 8-3, cách đường bay dự kiến hàng trăm km. Tư lệnh Không quân Ma-lai-xi-a Tướng R.Đô cho biết, chưa phải thời điểm thích hợp để đưa ra bất cứ kết luận chính thức nào; nhấn mạnh cần chờ đủ bằng chứng chắc chắn.

* Tại biển An-đa-man, Hải quân Thái-lan cũng đã tiến hành tìm kiếm trong mấy ngày qua, nhưng không tìm thấy dấu vết khả nghi nào. Phó Tư lệnh Hải quân khu vực ba, Đô đốc T.Ca-chít-xu-van cho biết, tàu và máy bay lên thẳng của Hải quân Thái-lan sẽ phối hợp các lực lượng Hải quân của Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích.

* Văn phòng Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn cho biết, ngày 12-3, Việt Nam tiếp tục sử dụng một máy bay AN 26 của Quân chủng Phòng không - Không quân triển khai bay tìm kiếm, một chiếc AN 26 và một trực thăng sẵn sàng tham gia khi có lệnh. Một trong hai chiếc máy bay CASA 212 của lực lượng Cảnh sát biển triển khai bay tìm kiếm, chiếc còn lại sẵn sàng tham gia khi có lệnh.

Trong ngày, chiếc máy bay DHC 6 của Quân chủng Hải quân cũng tham gia bay tìm kiếm trong vùng biển nghi máy bay mất tích. Hai máy bay Mi 171 và SUPER của Tổng công ty Trực thăng (Bộ Quốc phòng) sẵn sàng tham gia khi có lệnh. Khu vực tìm kiếm của máy bay AN 26, CASA 212 và DHC 6 là tiếp tục thực hiện theo kế hoạch tìm kiếm ngày 11-3, mở rộng đường bay hai bên đường bay L637 Cu-a-la-Lăm-pơ -Bắc Kinh từ kinh độ 103 đến 107.
Trong ngày, Việt Nam có chín tàu tham gia tìm kiếm trên biển, trong đó có hai tàu (SAR 413 và SAR 272) của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm hàng hải; năm tàu của Quân chủng Hải quân và hai tàu của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Khu vực tìm kiếm từ lãnh hải Việt Nam đến tiếp giáp khu vực biển Ma-lai-xi-a.

* Tối 12-3, thông báo từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện tung tích máy bay của Ma-laixi-a mất tích. Trong ngày thứ năm tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, đã có 18 máy bay tham gia trong đó Việt Nam 11 máy bay; Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po mỗi nước 2; Trung Quốc, Niu Di-lân, Mỹ mỗi nước 1. Có 31 tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn trong đó Việt Nam 9 chiếc; Ma-lai-xi-a 9; Trung Quốc 6; Xin-ga-po 3; Thái-lan 1; Mỹ 3.

Liên quan đến việc kiểm tra xác minh thông tin về việc Ma-laixi-a phát hiện được vị trí máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 tại khu vực phía bắc eo biển Ma-lắc-ca, Đại tá Vũ Thế Chiến, Phó Cục trưởng Cứu hộ cứu nạn Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng) kiêm Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho biết, đến thời điểm tối 12-3, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam), Tùy viên quân sự các nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mỹ và qua kênh phối hợp hàng hải... xác nhận không có thông tin tìm thấy tín hiệu của máy bay mất tích tại khu vực eo biển này. Cục Hàng không Việt Nam đã gửi văn bản đến Cục Hàng không Ma-lai-xi-a đề nghị xác nhận thông tin ra-đa tìm thấy tín hiệu máy bay mất tích ở eo biển Ma-lắc-ca nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời từ phía Ma-lai-xi-a. Do đó công tác tìm kiếm vẫn được Việt Nam tiếp tục triển khai.

Ngày 13-3, Việt Nam tiếp tục sử dụng máy bay CASA tham gia bay mở rộng tìm kiếm khu vực Nam DK1. Trước đó, từ ngày 11-3, Việt Nam đã sử dụng máy bay CASA tham gia tìm kiếm cứu nạn. Đây là loại máy bay hiện đại có hệ thống ca-mê-ra chụp ảnh mầu sâu dưới lòng biển.

(Theo NDĐT)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, Dự báo trong 6 giờ tới một số khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa tích lũy tại tỉnh Lào Cai phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa đá, giông lốc trong chiều và tối nay.

fb yt zl tw